Chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và tài năng quân sự Việt Nam

© Flickr / manhhaiB-52
B-52 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” tháng 12-1972 là chiến thắng của ý chí quật cường, lòng dũng cảm, bản lĩnh, trí tuệ và tài năng quân sự Việt Nam...

Sáng 7-12, tại Hà Nội, Quân chủng Phòng không- Không quân (PK-KQ) tổ chức Hội thảo khoa học "Chiến thắng "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không", bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam trên mặt trận đối không". Các ý kiến tham luận tại hội thảo đã tiếp tục làm sáng tỏ nhiều vấn đề lớn, đồng thời khẳng định Chiến thắng "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không" tháng 12-1972 là chiến thắng của ý chí quật cường, lòng dũng cảm, bản lĩnh, trí tuệ và tài năng quân sự Việt Nam…

Tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ

Đến dự hội thảo có Thượng tướng Phạm Thanh Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Trung tướng Trần Hanh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng đông đảo các tướng lĩnh, Anh hùng LLVT nhân dân, đại diện một số cơ quan, đơn vị, học viện, nhà trường trong Quân đội và đại diện lãnh đạo TP Hà Nội… Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, có tham luận gửi về hội thảo.

© Ảnh : QĐNDTrung tướng Lê Huy Vịnh trình bày đề dẫn hội thảo.
Trung tướng Lê Huy Vịnh trình bày đề dẫn hội thảo. - Sputnik Việt Nam
Trung tướng Lê Huy Vịnh trình bày đề dẫn hội thảo.

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Trung tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng PK-KQ nhấn mạnh: Hội thảo được tổ chức nhằm một lần nữa khẳng định và làm sáng tỏ tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng và phát triển nghệ thuật tác chiến Phòng không, Không quân nói chung, nghệ thuật tác chiến Phòng không bảo vệ mục tiêu yếu địa nói riêng. Đây cũng là dịp tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ về yêu cầu nhiệm vụ của Bộ đội PK-KQ trong sự nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ quốc, củng cố niềm tin, lòng tự hào, xây dựng ý chí quyết tâm phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.

Besant - Sputnik Việt Nam
Tàu chiến Việt Nam đem lại sức mạnh quân sự cho nhiều quốc gia trên thế giới (Video)
Tại hội thảo, Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Trần Hanh nhấn mạnh, Chiến thắng "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không" là thực tiễn sinh động thể hiện tư duy, khả năng nhận định, đánh giá tình hình của Đảng, Bác Hồ. Ngay từ cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo: Sớm muộn đế quốc Mỹ cũng đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua… Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội. Vì thế, khi đế quốc Mỹ tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược, chủ yếu bằng B-52, tập trung vào Hà Nội, Hải Phòng, ta không bị bất ngờ, mà đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, cả về "tinh thần và lực lượng", phối hợp chặt chẽ giữa quân sự và ngoại giao…

Trong tham luận gửi về hội thảo, Thượng tướng Phan Văn Giang khẳng định, tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong chỉ đạo xây dựng lực lượng PK-KQ chính là nhân tố quyết định làm nên chiến thắng "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không". Đồng chí Tổng Tham mưu trưởng nhấn mạnh, trên cơ sở phân tích, đánh giá khách quan, khoa học bối cảnh quốc tế, trong nước, quy luật chiến tranh, tình hình chiến trường, nhất là âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ, Đảng và Bác Hồ đã lãnh đạo xây dựng lực lượng PK-KQ không ngừng phát triển. Đến giữa cuộc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, lực lượng Phòng không đã phát triển thêm nhiều trung đoàn tên lửa, với trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại. Đây là lực lượng tác chiến chủ lực của Quân chủng PK-KQ trên mặt trận đối không trong Chiến dịch Phòng không năm 1972. Cùng với đó, để không ngừng nâng cao trình độ, khả năng tác chiến của từng lực lượng, Đảng và Bác Hồ đã chủ trương chỉ đạo đưa một số đơn vị tên lửa, rađa, không quân và bộ phận kỹ thuật, cán bộ khoa học trực tiếp vào chiến trường để nghiên cứu đánh máy bay B-52 ngay từ khi chúng mới xuất hiện trên chiến trường miền Nam. Với chủ trương này, lần đầu tiên Bộ đội PK-KQ đã nghiên cứu, xây dựng được kế hoạch tác chiến để đối phó với máy bay B-52, với nhiều thủ đoạn gây nhiễu, tạo giả và tiến công mục tiêu mặt đất, để xác định cách đánh sáng tạo, hiệu quả. Đây là những tư liệu đầu tiên, "tuyệt mật" được bộ đội ta khám phá bằng thực tiễn chiến đấu và chiến trường, xuất phát từ chủ trương đúng đắn, sáng tạo và sự chỉ đạo nhạy bén, sắc sảo, táo bạo của Đảng ta và Bác Hồ. Các tư liệu đó ngày càng được bổ sung và phân tích, đánh giá một cách khoa học từ thực tiễn thành công và chưa thành công trong các lần đụng đầu với máy bay B-52; trở thành tài liệu huấn luyện quan trọng cho bộ đội, làm cơ sở để các lực lượng hoàn thiện kế hoạch, phương án đối phó với cuộc tập kích đường không chiến lược của địch.

© Ảnh : Triển lãm ảnh thời chiến tranh Việt NamCác chuyên gia Liên Xô xem xét xác chiếc máy bay ném bom "B-52" bị bắn rơi ở Hà Nội tháng 12 năm 1972.
Các chuyên gia Liên Xô xem xét xác chiếc máy bay ném bom B-52 bị bắn rơi ở Hà Nội tháng 12 năm 1972. - Sputnik Việt Nam
Các chuyên gia Liên Xô xem xét xác chiếc máy bay ném bom "B-52" bị bắn rơi ở Hà Nội tháng 12 năm 1972.

Với quan điểm, đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, sáng tạo, ta đã chủ trương xây dựng, phát triển lực lượng phòng không ba thứ quân; kết hợp chặt chẽ bộ đội phòng không chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, nhất là trên các khu vực trọng điểm về phòng không, tạo nên thế trận phòng không liên hoàn, vũng chắc cả trên không và mặt đất, mạnh ở trọng điểm, đảm bảo đánh máy bay địch ở nhiều tầng, nhiều lớp, với mọi độ cao, để bảo vệ các mục tiêu trọng yếu.

Hòa nhạc của Dàn hợp xướng Hàn lâm Quốc gia Kozak vùng Kuban tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Những bài ca thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại vang lên trong chiều Hà Nội (Ảnh)
Một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng thể hiện sâu sắc tầm nhìn chiến lược của Đảng, Bác Hồ trong lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến nói chung, xây dựng lực lượng PK-KQ nói riêng là thường xuyên chăm lo xây dựng, phát huy nhân tố chính trị tinh thần. Vì thế, cùng với việc xây dựng về tổ chức biên chế, lực lượng, vũ khí, trang bị kỹ thuật, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo xây dựng Bộ đội PK-KQ vững mạnh về chính trị, luôn có quyết tâm chiến đấu cao, ý chí quyết chiến, quyết thắng. Để khẳng định ý chí, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền,… có B-57, B-52 hay "bê" gì đi chăng nữa ta cũng đánh,… mà đã đánh là nhất định thắng". Đây là tư tưởng chỉ đạo chiến lược về phát huy nhân tố chính trị tinh thần của Bộ đội PK-KQ. Nhờ đó, Bộ đội PK-KQ đã vượt qua mọi thử thách, gian khổ, hy sinh của cuộc chiến đấu trên mặt trận đối không, vững vàng, mưu trí, sáng tạo, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp về con người và trang bị, vũ khí hiện có để đánh thắng lực lượng không quân chiến lược của đế quốc Mỹ được trang bị các loại vũ khí tối tân, hiện đại…

© Sputnik / RIA Novosti / Chuyển đến kho ảnhphi công Mỹ, chiến tranh Việt Nam
phi công Mỹ, chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
phi công Mỹ, chiến tranh Việt Nam

Sử dụng hiệu quả lực lượng, hiệp đồng tác chiến nhịp nhàng

Chiến tranh Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh Việt Nam - bài học chưa thuộc cho chính quyền Mỹ
Tại hội thảo, nhiều tham luận đã làm rõ việc sử dụng lực lượng và hiệp đồng tác chiến. Trong tham luận trình bày tại hội thảo, Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân chủng PK-KQ đã làm rõ kinh nghiệm sử dụng lực lượng tên lửa trong các loại hình chiến dịch nói chung, chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972 nói riêng. Đó là lực lượng tên lửa đã nắm chắc tính năng chiến, kỹ thuật, khả năng, sức cơ động của các loại vũ khí, khi tài được trang bị, tình hình thực tế chiến trường, xây dựng quyết tâm, cách sử dụng hiệu quả nhất. Tên lửa được bố trí đảm bảo có lực lượng chốt, lực lượng cơ động, lực lượng phục kích từ xa, luôn giữ thế chủ động tạo thời, thế thuận lợi để đánh địch trên hướng chủ yếu, đường bay chủ yếu giành thắng lợi quyết định; đồng thời cơ động, cơ động quanh chốt tạo thế bất ngờ, bảo toàn lực lượng, duy trì được sức chiến đấu lâu dài…

Bài học về kinh nghiệm sử dụng lực lượng và hiệp đồng tác chiến giữa không quân và phòng không trong đánh trả tập kích đường không chiến lược của Mỹ tháng 12-1972, là tham luận của Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Đức Soát, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Tham luận chỉ rõ, sự hiệp đồng đánh trả các đợt tập kích bằng B-52 ban đêm và đánh trả tập kích ban ngày, giữa Bộ đội Phòng không và Bộ đội Không quân được thực hiện nhịp nhàng, hiệu quả. Khi đánh đêm, nhờ thực hiện phương pháp hiệp đồng tác chiến theo khu vực nên đã tạo được thế trận liên hoàn, có khả năng đánh địch từ xa và Không quân ta không cản trở hỏa lực tên lửa khi địch bay vào khu vực sát thương của tên lửa phòng không. Trong khi đó, trong đánh trả tập kích ban ngày, phương án hiệp đồng để Bộ đội Không quân đánh trong khu vực hỏa lực phòng không là một quyết định táo bạo, chính xác và đạt hiệu suất chiến đấu cao, đồng thời phát huy triệt để khả năng bảo vệ các trận địa tên lửa…

Đề cập đến sự phối hợp, hiệp đồng tác chiến của LLVT Quân khu 3 với Bộ đội PK-KQ, tham luận của Thiếu tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 3 làm rõ: Với tinh thần chủ động, tích cực, ngay từ những tháng cuối năm 1971 đầu năm 1972, Quân khu 3 đã tổ chức nhiều cuộc họp rút kinh nghiệm chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, bổ sung và hoàn chỉnh các phương án tác chiến đánh máy bay, kể cả đánh B-52, đồng thời chỉ đạo diễn tập thực nghiệm ở những khu vực trọng điểm. Qua nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn và phương thức đánh phá mới của địch, hệ thống phòng không ba thứ quân ở cả nội và ngoại thành Hải Phòng đã được điều chỉnh, bố trí đúng theo phương án tác chiến mới. Các lực lượng cao xạ được bố trí vừa phân tán, vừa tập trung nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp và ưu thế các loại hỏa lực. Các đơn vị tự vệ nội thành đưa súng máy cao xạ và súng bộ binh lên nóc các nhà cao tầng để nâng cao tầm bắn…

© Ảnh : QĐNDCác đại biểu trao đổi tại hội thảo.
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo. - Sputnik Việt Nam
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hội nghị an ninh quốc tế Moskva lần thứ V - Sputnik Việt Nam
Những loại hình chiến tranh mới nào trong tương lai có thể đe dọa Việt Nam?
Trong khi đó, phát biểu tham luận tại hội thảo, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, để đối phó với cuộc tập kích đường không chiến lược của không quân địch, Thành ủy Hà Nội đã chủ động, khẩn trương, tích cực phối hợp triển khai thực hiện công tác chuẩn bị chống địch tập kích đường không, trọng tâm là thực hiện tốt các nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và chiến đấu, như sơ tán người dân ra khỏi nội thành, phân tán các kho tàng, củng cố hệ thống hầm trú ẩn, công sự chiến đấu và hào giao thông, tăng cường công tác bảo đảm giao thông vận tải và mạng lưới thông tin liên lạc…Thành ủy, Ủy ban hành chính Thành phố đã trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô và Hội đồng phòng không Thành phố về xây dựng và tổ chức lực lượng chiến đấu, trọng tâm là tăng cường thêm lực lượng bắn máy bay địch. Dân quân tự vệ Thủ đô có 4 đại đội pháo cao xạ 100mm, 92 trận địa súng máy cao xạ 14,5mm, hơn 100 súng trường của dân quân tự vệ các nhà máy, hợp tác xã ở nội và ngoại thành sẵn sàng cơ động đánh địch đổ bộ đường không và truy lùng giặc lái máy bay Mỹ nhảy dù…

Chủ động chuẩn bị cho cuộc đụng đầu lịch sử, tổ chức chiến đấu với tinh thần dũng cảm, kiên cường và sáng tạo, trong chiến dịch phòng không 12 ngày đêm tháng 12-1972, quân và dân miền Bắc đã giành được thắng lợi to lớn, bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 máy bay ném bom chiến lược B-52. Với tỷ lệ tổn thất quá lớn, Mỹ không thể chịu đựng nổi đã buộc phải chấm dứt cuộc tập kích. Trong chiến công chung đó, Quân chủng PK-KQ đã thực sự là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đối không, bắn rơi 53 máy bay các loại, chiếm 65,43% tổng số máy bay bị bắn rơi, trong đó có 32 chiếc B-52.

Những bài học kinh nghiệm quý báu

Quân đội Mỹ tại VN - Sputnik Việt Nam
Những ngày đầu của lính Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
Kết luận hội thảo, cùng với làm rõ những nội dung lớn đã được đề cập, Trung tướng Lê Huy Vịnh nhấn mạnh, các tham luận đã thống nhất khẳng định kết quả to lớn và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng "Hà Nội — Điện Biên Phủ trên không"; đồng thời, phân tích những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi; rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về chỉ đạo chiến lược, thực hiện tư tưởng tác chiến, nghệ thuật tiến hành chiến dịch phòng không; về sự phối hợp hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng thuộc Quân chủng PK-KQ và với các lực lượng phòng không ba thứ quân, với cấp ủy và chính quyền địa phương cũng như sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của các tầng lớp nhân dân trong chiến đấu.

Trên cơ sở thực tiễn, nhiều tham luận đã đi sâu lý giải làm rõ những bài học kinh nghiệm. Đó là bài học về đánh giá đúng tình hình, nắm bắt âm mưu, thủ đoạn mới của địch; về chủ động xây dựng kế hoạch, xây dựng phương án, tổ chức lực lượng, hoàn chỉnh thế trận chiến tranh nhân dân để giáng đòn quyết định đập tan mọi nỗ lực quân sự và bẻ gẫy ý chí xâm lược của địch; bài học về phát huy mạnh mẽ ý chí, nghị lực, sức sáng tạo của con người để chiến thắng vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của địch; về nghệ thuật tác chiến và xử lý tình huống trong quá trình diễn biến của chiến dịch… Đây là những bài học kinh nghiệm quý báu, vừa làm giàu thêm kho tàng lý luận nghệ thuật quân sự nói chung, nghệ thuật tác chiến phòng không nói riêng, vừa có giá trị thực tiễn vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Nguồn: QĐND

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала