Lúc này, dư luận chỉ có thể phán đoán về hệ thống phòng không liên quan. Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà báo của tờ Politica và chuyên gia quân sự Miroslav Lazanski nhận định rằng phương án S-300 không phù hợp với Serbia. Chúng đã được trang bị cho các nước NATO láng giềng là Bulgaria và Hy Lạp, có nghĩa Belgrade cần cái gì đó hiện đại hơn.
"Tốt nhất nên là ZRPK "Pantsir-S1" và "Buk-M2" vì nó tương thích với ZRK "Kub" mà chúng tôi đang có, đủ cho chúng tôi một hệ thống phòng không tầm trung đáng tin cậy. Nếu nói về các phiên bản của S-300, theo tôi nên lưu ý đến S-300VM (Antey-2500). Nó hơn S-300 và có lẽ ở mức độ nào đó thậm chí sánh với S-400. Tuy nhiên, tôi không chắc rằng người Nga sẽ muốn bán và đó không phải là thứ đồ rẻ tiền," — ông Lazanski nói.
Theo chuyên gia, Serbia không nên cố mua hệ thống phòng không đắt tiền và chứng tỏ mình là một thủ lĩnh quân sự ở Balkans.
"Chúng tôi không có nhiều tiền, chỉ mua một hệ thống phòng không thôi không đủ. Nếu mua bất kỳ phiên bản S-300 thì cần ít nhất là một sư đoàn, tức là ba đội pháo, tức là 18 xe và 4 bệ phóng cho mỗi xe. Cộng với tên lửa, cộng với radar… Tất cả sẽ là một khoản lớn tròn trĩnh", ông giải thích.
"Chúng tôi có cơ sở hậu cần cần thiết, nhà máy Moma Stanojlovic có đầy đủ công cụ sửa chữa, các công nhân cơ khí của chúng tôi đã học trên mô hình này, các phi công sẽ không khó từ Mi-8 chuyển sang ngồi trên Mi-17. Ngoài ra, đây là lựa chọn có lợi nhất từ quan điểm kinh tế. Mi-17 hiện tại là máy bay trực thăng vận tải tốt nhất trên thế giới, giá thành thấp hơn so với các đối thủ phương Tây," — ông Lazansky kết luận.
Trong loạt trường hợp, Nga chuyển gia vũ khí cho Serbia với điều kiện ưu đãi. Năm 2016 Nga và Serbia đã nhất trí việc chuyển nhượng trong khuôn khổ sự hỗ trợ quân sự-kỹ thuật 6 máy bay MiG-29 và 30 xe tăng T-72, 30 xe BRDM-2.