Tính đến khi việc sản xuất kết thúc vào năm 1953 đã có tới trên 10.300 khẩu pháo loại này được xuất xưởng.
Tại Việt Nam, pháo M114 trở thành một phương tiện yểm trợ hỏa lực quan trọng của Quân đội Mỹ cũng như Việt Nam Cộng hòa. Sau khi kết thúc chiến tranh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu giữ một lượng lớn làm chiến lợi phẩm.
Do ấn tượng với uy lực đáng nể của khẩu pháo này mà chúng hiện vẫn được cất trữ trong các kho niêm cất bảo quản. Mặc dù vậy chưa rõ tình trạng kỹ thuật cụ thể của những khẩu pháo này hiện nay ra sao. Tuy nhiên theo quan sát bên ngoài thì có vẻ như chúng vẫn ở trạng thái tương đối tốt.
Khẩu M114 có chiều dài 7,3 m; chiều rộng 2,4 m (khi chưa mở chân chống) và chiều cao 1,8 m. Trọng lượng chiến đấu của M114 là 5,8 tấn, tương đương với loại D-20 152 mm của Liên Xô, kíp chiến đấu bao gồm 11 người.
Pháo có góc nâng hạ nòng (góc tà) từ —2 độ cho tới +63 độ, góc xoay ngang (góc phương vị) 25 độ sang trái hoặc phải tính từ trục giữa, tốc độ bắn khoảng 4 phát/phút, đưa những viên đạn nặng 40 kg tới tầm bắn tối đa 14,6 km.
Cuối bài báo, Sina nhận định rằng Việt Nam đang từng bước cải tiến, chế tạo phụ tùng, thay đổi hệ ly giác và có thể tiến tới sản xuất đạn cho khẩu trọng pháo này để đưa nó quay trở lại biên chế chiến đấu lúc cần thiết.
Xét về sức mạnh thì M114 tương đương với D-20 152 mm nhưng tầm bắn ngắn hơn một chút, tuy vậy nó vẫn là phương tiện yểm trợ hỏa lực đáng phải lưu tâm, nhất là khi được sử dụng với số lượng lớn.
Ngoài ra, việc tiến tới sản xuất đạn pháo 155 mm còn là tiền đề để Quân đội Việt Nam tiến tới trang bị các loại lựu pháo công nghệ cao mang cỡ nòng này, vì đây là cỡ đạn phổ biến trên thế giới, sẽ từng bước thay thế hoàn toàn loại 152 mm (Trung Quốc cũng đang đi theo xu hướng trên).
Theo: Sina, Đất Việt