Lộ khách hàng muốn mua tàu tuần tra Việt Nam

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyHạ thủy tàu ngầm lớp Kilo 636 với tên gọi "Hà Nội" ở Việt Nam
Hạ thủy tàu ngầm lớp Kilo 636 với tên gọi Hà Nội ở  Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo thông tin từ tờ Asia Times, Philippines sẽ đặt mua một số tàu tuần tra cao tốc do Việt Nam đóng dưới sự hỗ trợ công nghệ của Nga.

USCGC Morgenthau (WHEC-722) - Sputnik Việt Nam
Tàu CSB 8020 từ Mỹ về Việt Nam đã tới Philippines (Ảnh)
Dù không nêu cụ thể loại tàu nào do Việt Nam sản xuất được Philippines quan tâm, nhưng ứng viên sáng giá nhất có lẽ chính là tàu pháo TT-400TP hoặc biến thể tàu tuần tra TT-400 — sản phẩm của Nhà máy Z173 (Công ty Hồng Hà).

Để có thể thâm nhập thị trường nước ngoài tàu TT-400TP được đánh giá không hề thua kém tàu Svetlyak tương tự của Nga về vũ khí, trang bị mà còn vượt trội ở tốc độ cũng như cự ly hành trình.

Ngay cả khi so với tàu pháo lớp M-58, được coi là "niềm tự hào" của ngành đóng tàu Thái Lan thì TT-400TP của Việt Nam hơn hẳn về nhiều mặt.

Theo thông tin được công khai, TT-400TP có thiết kế kiểu module, với kiểu thiết kế này, tàu đã lắp đặt sẵn trang thiết bị gần như hoàn chỉnh, được ghép với nhau theo phương thức tổng đoạn. Nhờ đó, tiến độ đóng tàu nhanh và có độ chính xác tuyệt đối.

Việc áp dụng Hệ thống Tiêu chuẩn chất lượng quốc tế đảm bảo kiểm soát chặt chẽ tiến độ cũng như chất lượng cho mỗi con tàu. Đây là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc phải có nếu những con tàu này được xuất khẩu ra nước ngoài.

Tàu Hamilton - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thừa khả năng cải biên Hamilton thành tàu tên lửa?
Về giá, TT-400TP rẻ hơn rất nhiều so với Svetlyak của Nga, chỉ riêng việc mua thiết kế sơ bộ từ nước ngoài đã giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho Việt Nam. Giá nhân công cũng là một lợi thế cực lớn, giúp tiết giảm chi phí hơn nhiều so với tàu của Nga.

Ngoài tàu pháo TT-400TP, biến thể của lớp nó là TT-400 cũng nằm trong "danh sách" có thể được Philippines muốn mua. Tại Việt Nam, tàu TT-400 đang được trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển.

Tàu TT-400 có chiều dài 54 m; rộng 9,3 m; lượng giãn nước 400 tấn. Tàu tuần tra TT-400 được trang bị nhiều thiết bị hiện đại và đồng bộ, có khả năng hoạt động trong điều kiện sóng cấp 10.

Vũ khí trang bị trên các tàu tuần tra TT-400 gồm 2 pháo 25 mm nòng đôi bố trí phía trước và sau tàu cùng 2 súng máy hạng nặng 14,5 mm. Các tàu TT-400 của Cảnh sát biển là phiên bản được nhà máy đóng tàu Hồng Hà đóng thử nghiệm trước khi đóng tàu pháo TT-400TP cho lực lượng Hải quân.

Theo thông tin từ Nhà máy đóng tàu Hồng Hà, tàu TT-400 và TT-400TP có cùng khung thân, chỉ khác một chút về thiết kế thượng tầng và trang bị vũ khí.

Hạ thủy tàu Gepard 3.9 thứ tư xây dựng cho Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Kỷ lục mà Tàu Rolldock Star tạo ra khi cùng sát cánh với Hải quân Việt Nam
Ngoài tàu TT-400TP và TT-400 có thể nằm trong danh sách được xuất khẩu, trong hơn 10 năm trở lại đây, chúng ta liên tục nội địa hoá thành công các loại vũ khí ngày càng hiện đại trên khuôn mẫu các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga.

Đặc biệt hiện nay, chúng ta đã làm chủ hoàn toàn việc sản xuất đạn pháo phản lực 122mm cho các hệ thống phóng loạt như BM-21 Grad. Nhu cầu về đạn cho các hệ thống gọn nhẹ như HM-27 hay RL-4 là rất lớn. Các hệ thống này đều dùng chung đạn với BM-21 nên việc ta tìm cách xuất khẩu các loại đạn BM-21 là rất khả thi.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tự chủ trong việc sản xuất nhiều loại súng và đạn của súng chống tăng có sức mạnh không thua kém sản phẩm tương tự của nước ngoài. Vì vậy, chúng ta có thể hy vọng tương lai không xa, những vũ khí này cũng sẽ nằm trong sách được phép xuất khẩu của công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Theo: Asia Times, Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала