Tên lửa Klub, KCT-15 Việt Nam sẽ được dẫn đường bằng GLONASS

© Sputnik / Евгений Биятов / Chuyển đến kho ảnhGlonass-K
Glonass-K - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đối với những loại tên lửa hành trình đối đất hay đối hạm có tầm bắn xa, chúng yêu cầu phải được tham chiếu vệ tinh trong giai đoạn bay quán tính.

hệ thống GLONASS - Sputnik Việt Nam
Nga đẩy nhanh việc ký hiệp định GLONASS với Việt Nam
Hiện tại trên thế giới có 4 hệ thống định vị toàn cầu thông qua vệ tinh rất thông dụng là GPS (NAVSTAR) của Mỹ, Galileo của châu Âu, GLONASS của Nga và Bắc Đẩu của Trung Quốc.

Trong đó họ cung cấp rộng rãi kênh dân sự và chỉ để kênh quân sự cho các đồng minh thân cận sử dụng.

Trong lĩnh vực quân sự, việc định vị vệ tinh có vai trò rất quan trọng. Đây là kênh tham chiếu chính của tên lửa hành trình đối đất và là công cụ quan trọng của tên lửa chống hạm tầm bắn xa, khi nó sẽ căn cứ vào vệ tinh để xác định chính xác hơn đường bay của mình trong giai đoạn tiếp cận mục tiêu ở chế độ quán tính.

Hiện tại Việt Nam đã đưa vào trang bị phiên bản đối đất của tên lửa hành trình chống hạm Kalibr là 3M-14TE và chuẩn bị chế tạo tên lửa đối hạm KCT 15 được cho là sẽ tiệm cận tính năng với 3M-24UE có tầm bắn lên tới 260 km.

© Ảnh : Ministère russe de la Défense / Chuyển đến kho ảnhHạ thủy tàu mang tên lửa “Kalibr”
Hạ thủy tàu mang tên lửa “Kalibr” - Sputnik Việt Nam
Hạ thủy tàu mang tên lửa “Kalibr”

Chính vì vậy việc được cho phép dùng kênh vệ tinh quân sự là điều vô cùng cần thiết.

Việc phóng tên lửaSoyuz-2.1B mang vệ tinh GLONASS-M - Sputnik Việt Nam
Đã rõ mốc thời gian phóng tên lửa "Soyuz-2.1B" mang vệ tinh "GLONASS-M"
Mới đây, theo Phó Chủ tịch Hội đồng Liên bang tức Thượng viện Nga — ông Yevgeny Bushmin thì nước này rất ủng hộ việc sớm ký kết một thỏa thuận liên Chính phủ với Việt Nam về việc phát triển và sử dụng hệ thống định vị vệ tinh GLONASS.

"Chúng tôi ủng hộ việc ký kết sớm nhất một thỏa thuận liên chính phủ hợp tác trong việc sử dụng và phát triển hệ thống vệ tinh định vị GLONASS", ông Bushmin phát biểu tại cuộc họp với phái đoàn từ Việt Nam.

Đây chính là sự mở đường cho việc Việt Nam được tiếp cận sâu rộng với các dịch vụ định vị vệ tinh từ mạng lưới GLONASS của Nga, bao gồm cả ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, bên cạnh ứng dụng trong dân sự truyền thống.

Nền tảng của hệ thống GLONASS bao gồm 24 vệ tinh, chuyển động trên bề mặt trái đất theo 3 mặt quỹ đạo với góc nghiêng 64,8°, và độ cao 19.100 km.

Vệ tinh đầu tiên của GLONASS được Liên Xô đưa lên quỹ đạo ngày 12 tháng 10 năm 1982, vào ngày 24 tháng 9 năm 1993 hệ thống chính thức được đưa vào sử dụng.

Tên lửa Kh-35 - Sputnik Việt Nam
Tên lửa KCT-15: "nước sốt kiểu Pháp" cũng không cải thiện được "món ăn"
Các vệ tinh của hệ GLONASS liên tục phóng ra các tín hiệu định vị theo 2 dạng: tín hiệu định vị chính xác chuẩn (Ch) ở tần số L1 (1,6 GHz) và tín hiệu định vị chính xác cao (C) ở tần số L1 và L2 (1,2 GHz).

Thông tin, cung cấp bởi tín hiệu định vị Сh, mở cho tất cả người dùng trên nền toàn cầu và liên tục và đảm bảo khi dùng máy thu GLONASS.

Chúng có khả năng xác định các tọa độ ngang với độ chính xác 50 — 70 m (độ tin cậy 99,7%); các tọa độ đứng với độ chính xác 70 m (độ tin cậy 99,7%); các vector thành phần của vận tốc với độ chính xác 15 cm/s (độ tin cậy 99,7%); thời gian chính xác với độ chính xác 0,7 mcs (độ tin cậy 99,7%).

Độ chính xác có thể tăng lên đáng kể, nếu dùng phương pháp định vị vi phân và/hay các phương pháp đo bổ sung đặc biệt.

Tín hiệu C về cơ bản, được chỉ định dành cho các nhu cầu của Bộ Quốc phòng Nga, và không thể sử dụng mà chưa có sự cho phép.

Theo: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала