Tuy nhiên cũng tương tự như huyền thoại về tên lửa phòng không SA-6 hay tiêm kích đánh chặn MiG-23, sau một khoảng thời gian rất dài, cho đến nay vẫn không có bất cứ một hình ảnh hay thông tin nào khác liên quan tới vũ khí đặc biệt trên.
Để tăng tính xác định thì việc làm cần thiết đó là kiểm tra chéo từ một nguồn tham chiếu cũng rất uy tín khác đó là Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm — SIPRI của Thụy Điển.
Báo cáo của SIPRI cho biết rằng thương vụ mua sắm vũ khí duy nhất được thực hiện giữa Việt Nam với Belarus chỉ là trang thiết bị để nâng cấp 5 bộ khí tài tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora lên chuẩn S-125-2TM Pechora-2TM mà thôi.
Kinh nghiệm cho thấy trường hợp báo cáo chưa chính xác về tình hình mua sắm vũ khí của Việt Nam không phải là một trường hợp hiếm gặp.
Ví dụ như báo cáo của SIPRI vào năm 2016 đã đăng tải thông tin Việt Nam đặt Hà Lan đóng 2 tàu hộ vệ SIGMA 9814 cùng với mua từ Pháp tên lửa chống hạm MM40 Exocet Block 3, tên lửa phòng không phóng thẳng đứng VL-MICA-M, hay mua từ Italia pháo hạm Oto Melara Super Rapid cỡ 76 mm.
Nhưng đến báo cáo năm 2017, mọi thống kê trên đã được gỡ bỏ vì dự án bị treo vô thời hạn.
Lùi lại xa hơn, trong năm 2005 nhiều trang tin quân sự thế giới cũng thông báo Việt Nam sẽ mua lại 150 xe tăng T-72M1 của Lục quân Ba Lan cùng với 40 chiếc cường kích cánh cụp cánh xòe Su-22M4, nhưng rồi mọi việc cũng không đi đến đâu.
Phải đến thời gian gần đây mới có thông tin chính xác được khẳng định nhiều lần về hợp đồng mua xe tăng hiện đại của Việt Nam, chính là thương vụ đặt mua 64 chiếc T-90S/SK của Nga.
Nguồn: Báo Đất Việt