Mỹ dự định tăng sự hiện diện quân sự của mình ở châu Âu để "kiềm chế Nga". Trong bản hoạch định ngân sách mới của Lầu Năm Góc, hơn 200 triệu $ được phân bổ cho việc mở rộng căn cứ không quân ở Estonia, Latvia, Hungary, Na Uy, Rumania và Slovakia. Kết quả là người Mỹ đang có kế hoạch triển khai "phần lớn máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến của mình" F-22 và F-35 trong khu vực, báo The Times phản ánh.
Theo ấn phẩm Anh, kế hoạch của Washington trong trường hợp xẩy ra xung đột châu Âu buộc phải xem xét lại vì bối cảnh Crưm "sáp nhập Nga", "Moskva hậu thuẫn gây hấn" ở Ukraina và những lo ngại về an ninh của các nước cộng hòa Baltic.
Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần đưa ra tín hiệu rằng ông muốn cải thiện quan hệ với Vladimir Putin. Tuy nhiên, trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Tổng thống, Nga vẫn nằm trong số các nước có thể là "mối đe dọa lớn nhất" đối với Hoa Kỳ, bài báo cho biết.
Ngân sách bổ sung của Lầu Năm Góc sẽ được phân bổ cho "Sáng kiến ngăn chặn của Châu Âu". Trong đó, 14 triệu $ sẽ được chi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho máy bay chống tàu "Poseidon" của Hải quân Mỹ trên căn cứ Iceland Keflavik.
Theo đánh giá của The Times, chương trình mới của Washington là một phần đáp ứng mối quan tâm của giới chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu từ lâu đã cảnh báo về sự cần thiết phải "kiềm chế tính xâm lược của Nga".
"Chúng tôi phải đối phó với một nước Nga đang hồi sinh, nhưng 26 năm hoạt động chiến đấu liên tục đang lấy đi sức lực", — đại diện của Mỹ Thiếu Tướng Không quân James Martin cho biết. Theo ông, kể từ thời "thành công đáng kinh ngạc" trong cuộc chiến với Iraq vào năm 1991, đội máy bay Không quân Mỹ đã thay đổi đáng kể: thời kỳ đó, Lầu Năm Góc tính đến 134 phi đội, còn hiện nay — 55.
Để tăng cường sức mạnh kiềm chế, chỉ huy Mỹ yêu cầu chính phủ cấp 4,8 tỷ $ trong năm tới. Những chiếc F-35 đầu tiên đã đến căn cứ của Anh ở Suffolk. Từ vị trí này có thể ra đòn không kích trong trường hợp tình huống khủng hoảng, bài báo khẳng định.
Trong khi đó, việc gia tăng đầu tư chưa từng thấy đổ vào quốc phòng kể từ thời Chiến tranh Lạnh đã trở thành xu thế toàn cầu. Các chuyên gia dự đoán rằng tổng chi tiêu toàn cầu cho quân đội sẽ đạt 1,67 ngàn tỷ $ vào năm 2018, The Times kết luận.