Kinh nghiệm quân sự của Nga tại Syria sẽ bổ ích cho Việt Nam và các nước ASEAN

© AP Photo / Tran Van MinhBộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đón Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phái đoàn đại biểu của Bộ Quốc phòng Nga do Đại tướng Sergei Shoigu dẫn đầu đã hoàn thành chuyến công du ngắn ngày tới ba nước Đông Nam Á. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cơ quan quân sự Nga tiến hành chuyến đi như vậy.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức (từ ngày 20 đến 23 tháng Giêng) đã diễn ra những cuộc đàm phán hướng tới mục đích phát triển quan hệ hợp tác quân sự — kỹ thuật với Myanmar, Lào và Việt Nam, những đất nước không phải là mới mẻ xa lạ đối với Nga.

Myanmar

Ngay từ năm 2009 Myanmar đã mua của Nga 20 máy bay tiêm kích MiG-29, sau đó mua máy bay chiến đấu-huấn luyện Yak-130, trực thăng Mi-17, Mi-24, Mi-35, cũng như các hệ thống tên lửa phòng không "Pechora-2".

Trong quá trình chuyến thăm mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã đạt được thỏa thuận về việc cung cấp cho Myanmar 6 chiến đấu cơ đa năng Su-30SM. Như đang chờ đợi, Myanmar sẽ mua không dưới 12-18 chiếc máy bay loại này, dự kiến dùng làm phương tiện cơ bản để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, cũng như chống lại nguy cơ khủng bố.

Đối với Myanmar chống lại mối đe dọa khủng bố là yêu cầu cực kỳ cấp thiết. Trong tương quan này, Bộ trưởng Sergei Shoigu đã thông báo với Tổng Tư lệnh Lực lượng vũ trang Myanmar rằng ở Syria đã xuất hiện dạng thức phương tiện mới của nguy cơ khủng bố — đó là các thiết bị bay không người lái, tầm bay xa đạt tới khoảng hơn 100 km. Và những cuộc tấn công khủng bố với sự hỗ trợ của UAV bây giờ có thể diễn ra không chỉ riêng ở Syria.

© Russian Ministry of Defence / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar - Sputnik Việt Nam
1/4
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
© Russian Ministry of Defence / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar - Sputnik Việt Nam
2/4
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
© Russian Ministry of Defence / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar - Sputnik Việt Nam
3/4
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
© Russian Ministry of Defence / Chuyển đến kho ảnhBộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar - Sputnik Việt Nam
4/4
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
1/4
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
2/4
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
3/4
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar
4/4
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (trái) và Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Myanmar

"Đây là mối đe dọa rất nghiêm trọng. Và chúng tôi sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc chiến chống các phương tiện bay không người lái mà bọn khủng bố bắt đầu sử dụng", — Bộ trưởng Quốc phòng Nga nhận định.

Như lời ông phân tích, Nga và Myanmar đang thực hiện thành công kế hoạch chung quy mô lớn dành cho hợp tác quân sự song phương. Bước đi mới theo hướng này là trong chuyến thăm đã ký kết thỏa thuận liên Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục cho phép tàu chiến hai nước ghé vào các hải cảng của Nga và Myanmar. Tổng Tư lệnh Myanmar bày tỏ hy vọng rằng hợp tác quân sự giữa Nga và đất nước ông sẽ tiếp tục phát triển, đồng thời ông thông báo với Đại tướng Nga rằng phái đoàn Myanmar sẽ tham gia công việc của hội nghị quốc tế kế tiếp về an ninh, tổ chức tại Matxcơva trong năm nay, cũng như dự phần vào một số cuộc thi của Thế vận hội Quân đội —2018.

Lào

Về Lào thì như Thủ tướng nước Cộng hòa nói khi gặp Bộ trưởng Nga, "mọi thứ trong lực lượng vũ trang Lào đều gắn với Nga". Quân đội Lào sử dụng gần như 100% trang bị vũ khí của Liên Xô và Nga: xe tăng, pháo, hệ thống tên lửa phòng không, chiến đấu cơ, trực thăng, tàu tuần tiễu và đổ bộ.

"Chúng tôi hy vọng rất nhiều vảo Nga cả trong tương lai", — ông Thủ tướng Lào khẳng định.

Việt Nam

Ở Việt Nam, với sự hỗ trợ của Liên Xô ngay từ năm 1965 đã tạo lập lực lượng phòng không và liên tục được bổ sung hoàn thiện trong những thập niên tiếp theo. Thay thế cho hệ thống tên lửa phòng không "Dvina" mà trong những năm chống chiến tranh phá hoại của Hoa Kỳ đã bắn hạ gần 1.300 máy bay Mỹ, từ Liên Xô và tiếp đó là Nga đã cung cấp đến Việt Nam nhiều tên lửa mạnh hơn và tinh vi hơn như "Tor", "Buk" và "S-300". Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Sergei Shoigu cũng đã bàn về việc cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp "S-400" "Triumph", thứ vũ khí độc nhất vô nhị  không mẫu nào trên thế giới sánh bằng, bởi có những đặc tính kỹ thuật-chiến thuật vượt trội rõ rệt. Các tổ hợp tên lửa phòng không này đã chứng tỏ sức mạnh và tính đắc dụng ở Syria, đảm bảo mạng phòng không chắc chắn đáng tin cậy cho các căn cứ quân sự của Nga đóng tại địa bàn nóng đó.

Hạ thủy khu trục hạm thứ hai thuộc đề án Gepard 3.9 ở Zelenodolsk - Sputnik Việt Nam
Vũ khí Nga cho Việt Nam: kết quả năm 2017. Phần 1 - Hạm đội

Để thay thế cho các máy bay tiêm kích MiG cung cấp từ thời Liên Xô trong những năm tháng chiến đấu chống Mỹ, ngày nay có nhiều loại máy bay tiên tiến hơn như "Su-27" và "Su-30MK2". Trong thành phần Hải quân Việt Nam, ngoài 6 tàu ngầm Nga còn có các cặp hải phòng hạm "Gepard", tàu tuần tra "Svetlyak" phát triển tốc độ lên đến 56 km / giờ, tàu mang tên lửa "Tarantul". Sau khi nghiên cứu mẫu tàu mang tên lửa "Molniya" của Nga, ban lãnh đạo quân sự Việt Nam đã thiết lập chu trình sản xuất với giấy phép Nga ngay trên địa bàn nước Cộng hòa. Đưa từ Nga tới Việt Nam còn có các tổ hợp tên lửa bờ biển "Bastion", mỗi tổ hợp có khả năng bảo vệ hơn 600 km đường bờ biển và diện tích vùng nước lên đến 200.000 cây số vuông. Trên thế giới không một quân đội nào sở hữu phương tiện hiệu quả để đương đầu với tên lửa "Bastion".  Điều rất có ý nghĩa biểu tượng là ngay sau khi Crưm trở lại thành phần Nga, chính những tổ  hợp này được bố trí trên lãnh thổ bán đảo vì có tàu chiến Mỹ xuất hiện gần bờ biển. Vừa nhận thấy "Bastion", tàu Mỹ vội vàng lảng ra xa ngay lập tức.

Trả lời phỏng vấn của Sputnik, Thượng tướng Nguyễn Văn Được nguyên Thứ trưởng Quốc phòng CHXHCN Việt Nam và hiện là Chủ tịch Ủy ban Cựu chiến binh Việt Nam đã nhận xét như sau:

Mi-28N Night Hunter - Sputnik Việt Nam
Vũ khí Nga cho Việt Nam: kết quả năm 2017. Phần 2 - Hàng không

"Chúng tôi dành cho Nga cùng tình cảm yêu mến và tôn trọng như đất nước chúng tôi đối với Liên Xô trước đây. Chúng tôi luôn luôn coi Nga là đất nước anh em, đất nước gần gũi thân thiết. Chúng tôi gửi gắm niềm tin vô hạn vào Nga, vào nhân dân và quân đội Nga. Trên cơ sở này, không ngững mở rộng và nâng tầm hợp tác kỹ thuật-quân sự với Nga, đem lại hiệu quả tốt. Nga tạo điều kiện đào tạo các sĩ quan và chuyên viên của QĐND Việt Nam, Nga cung cấp cho chúng tôi tất cả những thể loại vũ khí cần thiết: xe tăng, máy bay, tàu chiến, tàu ngầm, hệ thống phòng không. Tôi có thể nói thế này: rất nhiều thứ mà quân đội Nga sở hữu cũng đang hiện diện trong hệ trang bị của QĐND Việt Nam chúng tôi".

Quả thực là như vậy. Mới đây, đã đạt thỏa thuận về việc cung cấp xe tăng "T-90" và súng trường bắn tỉa của Nga cho Việt Nam.

Xe tăng T-90 - Sputnik Việt Nam
Vũ khí Nga cho Việt Nam: kết quả năm 2017. Phần 3 - Vũ khí lục quân

Như Đại tướng Bộ trưởng Sergei Shoigu tuyên bố tại Hà Nội, Nga sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sử dụng trang thiết bị quân sự trong điều kiện chiến đấu, trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Bộ trưởng cũng thông báo, đã chuẩn bị kế hoạch 3 năm về hợp tác quân sự giữa Nga và Việt Nam, trong đó có những cuộc tập trận chung. Ngay trong quý I năm nay, nhóm công tác Nga-Việt về hợp tác hải quân sẽ gặp nhau tại Saint-Peterburg.

Bình luận với Sputnik về chuyến đi của người đứng đầu cơ quan quân sự Nga tới Myanmar, Lào và Việt Nam, Giáo sư Viktor Sumsky Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc MGIMO nêu ý kiến như sau: 

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang trong cuộc họp tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao sự phát triển quan hệ Việt Nam - LB Nga

"Chuyến công du này là sự phát triển những liên hệ theo tuyến quân sự vốn đã được Nga thiết lập với hàng loạt nước ASEAN thời gian vừa qua. Đây là sự tiếp nối rõ ràng của cuộc đối thoại đã được khởi đầu từ cuộc gặp không chính thức của Bộ trưởng Quốc phòng Nga với những người đồng cấp từ các nước nhóm "G-8" năm 2016, khi kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại giữa Nga và ASEAN. Chuyến đi tỏ ra rất đúng lúc trong bối cảnh gia tăng mối đe dọa khủng bố ở khu vực Đông Nam Á. Và ở mức độ  lớn hơn nữa là trong tương quan bùng phát căng thẳng về chính trị và quân sự ở tất cả các nước Đông Á sau khi Trump lên làm Tổng thống Hoa Kỳ. Trong tình hình này, các nước ASEAN thấy cần cố gắng bảo đảm an toàn cho mình, phòng chống những rủi ro tiềm ẩn trong nền chính trị và quân sự quốc tế. Trong khi đó, sự tham gia của Nga vào việc khắc phục xung đột quân sự ở Syria cho thấy rằng quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang của Nga đã được tiến hành rất thành công. Các nước cũng thấy Nga sẵn sàng đi tới hành động quyết liệt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình và dành sự ủng hộ cho những nước mà Matxcơva coi là đối tác gần gũi tin cậy".

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamBộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng CHXHCN Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng CHXHCN Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Bộ trưởng Quốc phòng CHXHCN Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала