"Pantsir-S" — vũ khí hoàn hảo chống lại các cuộc tấn công ồ ạt từ trên không, Mỹ không có loại vũ khí tương tự, tạp chí National Interest cho biết. Tổ hợp này, còn được gọi dưới tên mã NATO SA-22 Greyhound — là thế hệ nối tiếp của các hệ thống phòng không như "Shilka" và "Tunguska". "Pantsir-S" được thiết trí trên khung gầm xe tải, có khả năng cơ động cao, gồm hai khẩu pháo 30-mm (mỗi khẩu có thể bắn ra đến 40 viên đạn một giây) và 12 tên lửa chống máy bay.
Trong cuộc xung đột ở Syria, tổ hợp này đã nhiều lần bắn hạ các tên lửa tấn công và máy bay không người lái khác nhau — ví dụ như trong tháng Mười Hai năm ngoái đã bắn hạ hai tên lửa do phiến quân bắn vào căn cứ không quân Hmeymim, bài báo cho biết. Hệ thống này đóng vai trò như hàng rào phòng thủ cuối cùng trong thành phần Hệ thống phòng không và chịu trách nhiệm tiêu diệt các máy bay, trực thăng, máy bay do thám và tên lửa bay thấp. Khả năng này ngày càng trở nên quan trọng hơn trong điều kiện chiến trường hiện đại. "Pantsir-S" tốt nhất hiện nay theo tiêu chí "hiệu quả — chi phí".
"Thật vậy, đó là sự phát triển vượt bậc của công nghiệp quốc phòng đất nước. Công việc bắt đầu từ những năm 1980 tại Phòng Thiết kế chế tạo dụng cụ Tula dưới sự lãnh đạo của Arkady G. Shipunov vĩ đại, người trong những năm khó khăn của nghành công nghiệp quốc phòng Nga đã đột phá, phát triển và hoàn tất công việc. Hơn nữa, có cả sự tham gia của các đối tác tài chính nước ngoài", Korovin nói.
Theo ông, hợp đồng "Pantsir-S" được ký với United Arab Emirates (Các tiểu vương quốc Ả rập) đã cho phép hoàn thành công việc.
"Hiện tại tổ hợp cho thấy nó là một vũ khí hoàn hảo — kể cả pháo và tên lửa ", chuyên gia cho biết.
Đã có các biến thể "Pantsir-S" dành cho hải quân và vùng Bắc cực. Điều này sẽ làm tăng hiệu quả hệ thống vũ khí phòng không trên hạm tàu và lực lượng lục quân Nga hoạt động ở phía Bắc, Korovin nói thêm.
Theo National Interest, Quân đội Mỹ không có trong trang bị một hệ thống tương tự, họ hy vọng tất cả các mối đe dọa từ trên không sẽ do không quân Mỹ loại bỏ. Tuy nhiên, cuộc tấn công căn cứ không quân Nga Hmeymim ở Syria của các máy bay không người lái (UAV) cho thấy rằng hệ thống này là cần thiết, vì một vài máy bay tuần tra không thể đối phó trong trường hợp xảy ra tấn công UAV ồ ạt. Trong tương lai, các cuộc tấn công tương tự sẽ trở nên phổ biến rộng rãi hơn, tác giả bài báo tin tưởng.
Vào đêm ngày 6 tháng Một, nhóm khủng bố quốc tế đã cố gắng tấn công căn cứ không quân Hmeymim và Điểm phục vụ hậu cần của Hải quân Nga tại Tartus, sử dụng 13 chiếc UAV tấn công. Quân đội Nga đã chiếm quyền kiểm soát sáu chiếc, và bảy chiếc đã bị phá hủy bởi tổ hợp "Pantsir-S".