Trận Làng Vây: Vì sao lính Mỹ dám gọi pháo binh, máy bay tự giội lửa xuống đầu mình?

© Ảnh : BlazeLính Mỹ cứu giúp nhau khi bị thương
Lính Mỹ cứu giúp nhau khi bị thương - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cách đây tròn 50 năm, vào đêm 6 rạng ngày 7 tháng 2 năm 1968 (Mồng 10 tháng Giêng năm Mậu Thân) đã diễn ra trận tiến công cứ điểm Làng Vây thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Đây là trận đánh đầu tiên có xe tăng tham gia trên chiến trường miền Nam trong khuôn khổ chiến dịch Đường 9 — Khe Sanh — chiến dịch nghi binh chiến lược cho cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968. Trận đánh diễn ra trong khoảng 4 tiếng đồng hồ và phần thắng đã nghiêng về phía Quân giải phóng (QGP).

Tấm hình tư liệu chụp cô Nhung ngày 30/4/1975 khi cô là biệt động thành dẫn đại quân vào nội đô. - Sputnik Việt Nam
Bóng hồng tuổi 20 tấn công Bộ tổng tham mưu

Vào thời điểm xảy ra trận đánh, lực lượng đồn trú tại Làng Vây có một tiểu đoàn biệt kích (lực lượng đặc biệt) của quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) gồm 4 đại đội với quân số khoảng gần 600 người. Đặc biệt, tại căn cứ này lúc đó có 24 lính Mỹ, trong đó người cấp bậc cao nhất là Trung tá Schungen — Chỉ huy trưởng Lực lượng đặc biệt (biệt kích) Vùng chiến thuật 1.

Tổng kết trận đánh, có 10 lính Mỹ chết (hoặc mất tích), 14 tên còn lại thoát chết nhưng hầu hết bị thương và chỉ thoát ra được vào chiều hôm sau (07.02.1968) — sau khi cứ điểm bị QGP làm chủ 12 giờ đồng hồ. Nói chung, có thể coi việc thoát chết của một số lính Mỹ trong trận đánh này là một điều hy hữu. Đằng sau đó là gì?

Chiến thuật "nằm im giả chết, trùm phi pháo lên, có thời cơ thì… chạy"

Hành quyết tại Sài Gòn - Sputnik Việt Nam
Số phận tướng Nguyễn Ngọc Loan ra sao sau khi hành quyết chiến sỹ biệt động Sài Gòn?
Đó chính là chiến thuật giữ vai trò mấu chốt để tạo nên sự thoát chết của số lính Mỹ nói trên.

Ngay từ khi trận đánh bắt đầu, khi phát hiện có xe tăng của QGP tham gia, Trung tá Schungen đã tổ chức một toán diệt tăng sử dụng súng phóng lựu chống tăng M72 vừa mới được bổ sung để chiến đấu. Tuy nhiên, hiệu quả của toán diệt tăng không cao lắm, trong đó có nguyên nhân là nhiều phát đạn không có tác dụng.

Lần đầu tiên đối mặt với xe tăng, tinh thần binh lính nhanh chóng suy sụp. Mặc dù hệ thống công sự vật cản ở căn cứ Làng Vây được xây dựng rất kiên cố, vững chắc song không thể ngăn cản nổi sức đột phá của những chiếc xe tăng PT-76. Lần lượt 4 khu vực phòng thủ của 4 đại đội biệt kích bị QGP làm chủ và đang tiến tới phân khu trung tâm.

Khi thấy đại bộ phận căn cứ đã thuộc quyền kiểm soát của QGP, hầu hết số quân nhân Hoa Kỳ còn sống cùng một số sĩ quan, binh lính VNCH đã chui xuống hầm ngầm chỉ huy (trừ Trung tá Schungen và Trung úy Trại Phó Miles R. Wilkins ẩn nấp trong đống đổ nát của bệnh xá).

© AP PhotoLính thủy Mỹ trong khu vực chiến sự. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967
Lính thủy Mỹ trong khu vực chiến sự. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967 - Sputnik Việt Nam
Lính thủy Mỹ trong khu vực chiến sự. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967

Trước sức tấn công của QGP, một số lính VNCH đã ra hàng. Nhưng số còn lại vẫn nằm im, ngay cả khi một vài ngăn của hầm ngầm đã bị đánh sập. Khi QGP ném lựu đạn cháy vào hầm làm cháy tài liệu, khói lùa vào hầm thì tất cả nằm úp mặt xuống đất, cởi áo thấm nước để bịt mồm mũi chống lại khói ngạt.

Đám này vẫn giữ được máy truyền tin nên cũng nắm được phần nào tình hình trên mặt đất. Khi biết đích xác là không có quân cứu viện từ Khe Sanh, các cuộc tiếp cứu nhỏ lẻ đều không thành công và QGP đã hoàn toàn làm chủ căn cứ, chúng bắt đầu gọi pháo binh và máy bay đến bắn pháo, ném bom trực tiếp xuống căn cứ.

Sau này, một số kẻ sống sót đã kể lại:

"Tại khu vực hầm chỉ huy, đối phương thỉnh thoảng vẫn ném lựu đạn và bắn vào. Những người sống sót vẫn theo dõi cuộc tiếp cứu qua máy truyền tin và nghe được cả tiếng súng. Nhưng khi cuộc tiếp cứu thứ tư thất bại, họ cho rằng không còn ai tiếp cứu nữa nên quyết định xông ra ngoài. Họ gọi phi cơ oanh tạc tối đa trước khi phá vòng vây, sau đó chỉ nhào xuống mà không bắn phá để địch quân sợ nằm sát đất khi họ thực sự rời hầm. Đến khoảng 4 giờ chiều ngày 7 tháng 2, cả toán xông ra. Họ chạy ra được bên ngoài trại, gặp Trung úy Qúy lái một xe jeep vượt vòng vây đón đưa về trại cũ. Sau đó, họ gọi phi cơ oanh tạc phá hủy trại".

Lính Mỹ nhìn đám thi thể những người Việt bị họ giết chết. Chiến tranh Việt Nam, năm 1967 - Sputnik Việt Nam
Chiến dịch Mậu Thân 1968: Cú sốc của chính trường Mỹ
Tuy nhiên, để dám thực thi chiến thuật gọi pháo binh bắn và máy bay ném bom lên đầu mình này cần phải có một điều kiện — đó là sự vững chắc của chính căn hầm ngầm mà đám lính này ẩn nấp.

Hầm chỉ huy cứ điểm Làng Vây được xây dựng như thế nào?

Thực ra, căn cứ (Trại) biệt kích Làng Vây trước kia nằm ở Khe Sanh. Khi lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ lên chiếm đóng nơi đây thì dời ra Trại Làng Vây cũ. Tuy nhiên, vị trí này bị cho rằng tầm quan sát và xạ trường hạn chế, bất lợi cho việc phòng thủ nên đã được di dời tới Trại Làng Vây mới.

Trại mới được chọn lựa nằm trên hai quả đồi cỏ tranh sát Quốc lộ 9 về phía Nam, án ngữ đoạn đường từ biên giới Lao Bảo về Khe Sanh. Đó là điểm cao 320 và 230 trong đó sở chỉ huy cứ điểm đặt tại điểm cao 320 (gần nơi đặt tượng đài chiến thắng Làng Vây bây giờ).

© Ảnh : Thời ĐạiMô hình xe tăng bơi PT-76 tại Tượng đài Chiến thắng Làng Vây.
Mô hình xe tăng bơi PT-76 tại Tượng đài Chiến thắng Làng Vây. - Sputnik Việt Nam
Mô hình xe tăng bơi PT-76 tại Tượng đài Chiến thắng Làng Vây.

Dưới sự giám sát của Đại úy Frank C. Willoughby, Tiểu Đoàn 11 Công binh khởi công xây cất vào tháng 8.1967. Tổng cộng cần tới khoảng 70 tấn vật liệu xây dựng hạng nặng được máy bay chở đến, riêng đá, cát, sỏi khai thác tại sông Sê Pôn lên.

Mỹ ném bom Việt Nam (lưu trữ) - Sputnik Việt Nam
Sai lầm chiến lược khiến Mỹ thảm bại trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không"
Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ cuộc tấn công lần trước và trận đánh tại trại A Sầu vào tháng 3.1966, trại mới được xây cất theo quan niệm "chiến đấu riêng rẽ, yểm trợ hỗ tương".

Trại được chia làm 4 khu vực phòng thủ, mỗi khu do một đơn vị đảm trách, có hàng rào kẽm gai riêng như một tiền đồn biệt lập với các công sự có xạ trường hữu hiệu, khai thác được tối đa hỏa lực súng cộng đồng cũng như súng cối.

Như vậy, dù đối phương có chiếm được một khu cũng sẽ khó tràn ngập trại vì các khu khác vẫn có thể tiếp tục chiến đấu như một trại riêng. Tuy nhiên, các khu vực phòng thủ chiến đấu biệt lập này lại có thể liên hoàn yểm trợ lẫn nhau khi hữu sự.

Nằm giữa các khu vực phòng thủ là phòng tuyến trung ương cũng có hàng rào kẽm gai riêng. Ở đây, ngoài các công sự chiến đấu, còn có hầm chỉ huy toàn trại, được xây cất bằng bê tông cốt sắt rất kiên cố ngầm dưới đất với nhiều ngăn riêng biệt.

© AFP 2023Phi cơ Mỹ cháy trên đường băng tại Khe Sanh. Việt Nam, năm 1967
Phi cơ Mỹ cháy trên đường băng tại Khe Sanh. Việt Nam, năm 1967 - Sputnik Việt Nam
Phi cơ Mỹ cháy trên đường băng tại Khe Sanh. Việt Nam, năm 1967

Trên nóc hầm phòng thủ lấp nhiều lớp bao cát và có một đài quan sát có thể nhìn bao quát quanh trại. Hầm chỉ huy là khu vực tối mật, các binh sĩ Sài Gòn không được lai vãng.

Bên ngoài trại ngoài 3 lớp hàng rào kẽm gai rộng chừng 50 mét gài mìn claymore cũng như mìn chiếu sáng, còn một lớp hàng rào lưới sắt chống B-40. Trong trại gồm những công sự phòng thủ được xây cất kiên cố bằng bao cát và những hố cá nhân có nắp che. Tất cả các vị trí chiến đấu đều có xạ trường tốt có thể yểm trợ lẫn nhau.

Tổng cộng, phí tổn xây cất lên tới trên một triệu đô la, riêng hầm chỉ huy tốn gần hai trăm ngàn (thời giá 1967).

Chính nhờ sự kiên cố của căn hầm ngầm này mà lính Mỹ mới dám gọi pháo binh, máy bay đến đánh phá ngay trên đầu họ. Và đó chính là cơ sở cho chúng thực hiện chiến thuật "nằm im giả chết…" để rồi đào thoát khi có thời cơ.

Hình như đây không phải lần duy nhất quân đội Mỹ áp dụng chiến thuật này ở Việt Nam? Âu đó cũng là một bài học kinh nghiệm khi tiến công vào các cứ điểm có hệ thống công sự kiên cố.

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt 

Nguồn: Thời Đại

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала