Điều gì dập tắt tham vọng đưa đại học Việt Nam lên đẳng cấp thế giới?

© Sputnik / Maxim Blinov / Chuyển đến kho ảnhĐại biểu Việt Nam tham gia Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XIX tại Sochi.
Đại biểu Việt Nam tham gia Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XIX tại Sochi. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trở thành GS tại một trường đại học Việt Nam không chỉ là danh dự lớn lao, mà kèm theo đó còn là trách nhiệm và bổn phận to lớn đối với đất nước và nhân dân.

Thời gian gần đây, các trường đại học Việt Nam đã hứng nhiều "gạch đá" dư luận trước tình trạng nhiều giảng viên không đủ tiêu chuẩn hoặc không có đủ số lượng nghiên cứu được Bộ Giáo dục và Đào tạo phong cấp và bổ nhiệm. Điều này nghĩa là họ được vào biên chế chính thức, hưởng mức lương cao hơn, sở hữu danh hiệu cao quý và có nhiều phúc lợi, nhưng lại không cống hiến nhiều cho xã hội.

Giáo sư Trần Văn Nhung - Sputnik Việt Nam
Vì sao số lượng giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến năm 2017?

Thực trạng phổ biến này có thể dập tắt tham vọng đưa các trường đại học lên đẳng cấp thế giới của Việt Nam theo Nghị quyết chính phủ số 14/2005/NQ-CP về Đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục Đại học trong giai đoạn 2006-2020.

Tuy các trường đại học tại các quốc gia phát triển cũng phải đối mặt với một số vấn đề trong quy trình phong cấp và bổ nhiệm giảng viên, nhưng nhìn chung là các phương pháp của họ về cơ bản vẫn hợp lý. Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo mô hình của các quốc gia phát triển và tuỳ ứng cho phù hợp với điều kiện của quốc gia.

Cá nhân tôi sẽ thực hiện những việc sau đây:

Đòi hỏi nhiều hơn từ các giảng viên

Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam Trần Xuân Bách được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư Đoàn khoá XI - Sputnik Việt Nam
Phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam trúng cử Ban Chấp hành T.Ư Đoàn khoá XI
Trở thành GS tại một trường đại học Việt Nam không chỉ là danh dự lớn lao, mà kèm theo đó còn là trách nhiệm và bổn phận to lớn đối với đất nước và nhân dân. Các GS đào tạo những thế hệ sinh viên — chủ nhân tương lai của đất nước — những người sau này sẽ góp phần phát triển kinh tế đất nước; làm phong phú văn hóa và xã hội; nâng cao chất lượng cuộc sống; và kiến tạo những tri thức có giá trị đối với Việt Nam nói riêng, và toàn thế giới nói chung. 

Đây là lí do các GS được trọng vọng trong xã hội; và danh hiệu GS đồng nghĩa với việc được nhận chức danh vĩnh viễn, mức lương cao, uy tín lớn và hưởng nhiều đãi ngộ. Xã hội của chúng ta không thể phát triển như ngày hôm nay nếu như không có những người thầy giỏi, cống hiến hết mình tại các trường đại học.

Chính vì vậy, các giáo sư cũng buộc phải có trách nhiệm giải trình đối với các nghiên cứu khoa học, hoạt động giảng dạy và các nghĩa vụ khác để đảm bảo họ xứng đáng với những đãi ngộ được hưởng.

Các nghiên cứu khoa học có ý nghĩa là điều kiện tiên quyết

Sinh viên Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: Ẩm ương chuyện giáo dục
Điều kiện bắt buộc để được phong cấp và xét biên chế cho một giáo sư/phó giáo sư là các nghiên cứu khoa học. Các GS/PGS phải thực hiện các đề tài nghiên cứu mang lại lợi ích cho đất nước và đóng góp cho lĩnh vực chuyên môn của mình. 

Các nghiên cứu khoa học cần phải mang lại những giá trị như cải thiện môi trường, cải cách quản lý công, chuyển đổi nền kinh tế, giảm ùn tắc giao thông, và nhiều vấn đề khác nữa. Thêm vào đó, các nghiên cứu khoa học này phải giúp các quốc gia đang phát triển khác rút ra các bài học từ kinh nghiệm đã thực hiện tại Việt Nam.

Việt Nam cần phải ưu tiên tài chính nhiều hơn nữa hơn cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Đây là một hoạt động đòi hỏi nguồn ngân sách lớn. Phân bổ ngân quỹ cho các hoạt động nghiên cứu cần phải được tăng cường nhiều hơn nữa cho các trường đại học, học viện và các viện nghiên cứu. Mọt kinh nghiệm hữu ích là phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Liên Hợp Quốc (UN) và các nhà tài trợ song phương để hỗ trợ tài chính cho một chương trình nghiên cứu bền vững. Các bộ, ban, ngành cần dành nhiều ngân sách cho các dự án nghiên cứu hợp tác với các trường đại học. Và các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam và các tập đoàn đa quốc gia cũng nên xem xét tài trợ cho các dự án nghiên cứu của các trường đại học.

Ngân hàng Thế giới, trong năm 2017, đã chi 155 triệu USD để tăng cường năng lực nghiên cứu, giảng dạy và thể chế cho 3 trường đại học Việt Nam. Sáng kiến như vậy rất cần được nhân lên rộng rãi. Ví dụ, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã tài trợ cho Sáng kiến Chính sách công Hạ vùng Mekong (LMPPI) để nghiên cứu các giải pháp chính sách nhằm đối phó với các thách thức mà các quốc gia trong khu vực này đang phải đối mặt.

Ngân sách chỉ là một mặt của vấn đề, mặt còn lại là yêu cầu về xây dựng năng lực nghiên cứu tại các trường đại học Việt Nam. Việt Nam phải tăng cường hợp tác nghiên cứu với các trường đại học ở các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, và các tập đoàn trong và ngoài nước. Các mối quan hệ hợp tác này phải góp phần nâng cao năng lực của các giảng viên và sinh viên Việt Nam thông qua các hình thức cố vấn, huấn luyện và chia sẻ tài nguyên.

GS Ngô Bảo Châu - Sputnik Việt Nam
GS Ngô Bảo Châu và chiến lược phát triển giáo dục đại học Việt Nam
Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright là một mô hình hợp tác tiêu biểu với Trường Quản lý nhà nước Kenedy, Đại học Havard, do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Học giả Fulbright. Chương trình này bắt đầu được áp dụng từ năm 1994, và đã đào tạo nhiều thế hệ sinh viên xuất sắc, cũng như thu được nhiều thành tích nổi bật trong nghiên cứu. Đây chỉ là một trong rất nhiều các dự án hợp tác cần thiết tại Việt Nam.

Các trường đại học cũng cần phát triển năng lực nghiên cứu bằng việc rèn luyện cho giảng viên các kĩ năng tìm kiếm tài trợ và hợp đồng nghiên cứu, kĩ năng quản lí dự án nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu định lượng, kĩ năng viết báo cáo và viết bài nghiên cứu  khoa học để đăng tạp chí. Các sinh viên, đặc biệt là học viên cao học/nghiên cứu sinh cần tham gia vào các hoạt động này.

Việc chính phủ cấp học bổng cho hàng nghìn sinh viên Việt Nam đi du học ở các nước phát triển là một sáng kiến quan trọng. Trong nhiều năm, chính phủ Thụy Điển đã tài trợ cho một chương trình trao đổi để giúp chia sẻ các thông tin nghiên cứu do các trường đại học Việt Nam thực hiện. Một việc không kém phần quan trọng là phát triển các dự án để giúp các du học sinh áp dụng được khả năng và kiến thức của mình khi trở về Việt Nam. Do đó, thúc đẩy nghiên cứu tại các trường đại học Việt Nam cũng trực tiếp đem lại lợi ích cho những người đã được đào tạo ở nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam đã đưa ra rất nhiều sáng kiến nhằm khuyến khích tinh thần doanh nhân khởi nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Câu lạc bộ Nữ Doanh nhân Đà Nẵng là một trong những nỗ lực đó. Các giáo sư nghiên cứu trong các trường đại học và viện nghiên cứu cần tìm cách chuyển đổi những kết quả nghiên cứu của họ thành những sản phẩm có giá trị thương mại. 

GS Phạm Phụ - Sputnik Việt Nam
5 kiến nghị sẽ tác động mạnh đến Luật giáo dục đại học Việt Nam
Để khuyến khích việc này, các giảng viên có thể giữ phần lớn hoặc toàn bộ lợi nhuận thu được từ nghiên cứu của mình. Ví dụ, dự án Olympus của trường đại học Carnegie Mellon, Mỹ, là một sáng kiến giúp các giảng viên biến nghiên cứu của mình thành các sản phẩm thương mại. Dự án này đã cho ra đời 205 công ty khởi nghiệp, thhu hút 310 triệu USD vốn đầu tư, và hỗ trợ 560 dự án.

Trên thực tế, các hoạt động nghiên cứu như vậy đã được thực hiện khá nhiều ở Việt Nam. FPT là một ví dụ. Tập đoàn này đang nỗ lực trở thành một doanh nghiệp toàn cầu. Một trong những lĩnh vực được FPT chú trọng đầu tư là giáo dục, trong đó Đại học FPT đã và đang đào tạo hơn 18.000 sinh viên. Mô hình này nên được nhân rộng tại các trường đại học khác trong nước để xây dựng năng lực nghiên cứu và phát triển.

Ngoài việc thực hiện nghiên cứu, các giảng viên cũng phải chịu trách nhiệm giải trình về việc  đăng bài trên các tạp chí chuyên ngành uy tín. Việc được đăng bài trên các tạp chí khoa học uy tín sẽ nâng cao danh tiếng của các giảng viên, giúp họ có được các dự án nghiên cứu tốt nhất. Việc này còn giúp họ thu hút tài trợ cho các nghiên cứu của mình. 

Việc có nhiều giảng viên được đăng bài trên các tạp chí khoa học uy tín đồng nghĩa với việc khoa đó, trường đại học đó sẽ đạt được thứ hạng cao trong bảng xếp hạng thế giới. Hướng đi đúng đắn với người làm nghiên cứu là tập trung vào một số ít bài viết khoa học có chất lượng cao chứ không phải chú trọng về số lượng để đưa ra những bài viết không có giá trị đặc sắc.

Các trường nên khuyến khích giảng viên đăng kí bằng sáng chế hoặc giấy phép sở hữu trí tuệ. Theo số liệu của văn phòng Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) tại Việt Nam, thì Việt Nam đang được tăng hạng mỗi năm trên bảng xếp hạng toàn cầu. Các trường đại học Việt Nam có thể có vai trò lớn hơn tại chi nhánh của tổ chức này ở Việt Nam.

Tóm lại, các trường đại học Việt Nam cần phát triển một văn hóa trọng nghiên cứu. Nghiên cứu phải được coi là một nghĩa vụ. Ở Mỹ, chương trình đào tạo tiến sĩ của chúng tôi dạy các nghiên cứu sinh chỉ viết khi điều đó có thể mang lại cho họ một khoản tài trợ nghiên cứu, hợp đồng, hoặc cơ hội đăng bài trên một đặc san khoa học uy tín — nghĩa là ngoài công trình nghiên cứu, họ sẽ không viết gì khác — kể cả thiệp chúc mừng sinh nhật, thư cảm ơn, hay thậm chí là danh sách đồ dùng cần mua!

"Đăng bài hoặc bị đào thải!" — Những giảng viên không sẵn lòng bỏ công nghiên cứu cần phải bị loại khỏi biên chế của các trường đại học. Việt Nam  đang sở hữu nguồn trí thức trẻ dồi dào, với hàng triệu thanh niên có năng lực và sẵn sàng cống hiến cho công việc. Những bạn trẻ thiếu kiến thức hoặc kĩ năng sẽ cần đến sự giúp đỡ từ các sáng kiến xây dựng năng lực.

Chính phủ Việt Nam cần nhìn nhận vấn đề từ góc độ là các giảng viên phải đào tạo sinh viên như thế nào nếu chính bản thân họ không biết cách xác định vấn đề, áp dụng các phương pháp luận, phân tích số liệu thống kê, và đưa ra kết quả nghiên cứu.

Trang bị kiến thức hữu ích cho sinh viên

PGS Bùi Hiền - Sputnik Việt Nam
Những đề xuất cải cách giáo dục xôn xao dư luận nhất năm 2017
Các giáo sư không chỉ có nhiệm vụ tìm hiểu và khám phá kiến thức mới vì lợi ích chung mà còn phải truyền đạt khối lượng kiến thức ấy cho sinh viên, chính phủ và cộng đồng. Nếu họ không giảng dạy, những sinh viên của họ làm sao có thể làm việc đúng ngành đã được đào tạo và những sinh viên này làm sao có thể đào tạo được cho các thế hệ sinh viên tiếp theo?

Các giáo sư thuộc biên chế phải tập trung thời gian để cập nhật những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế. Các giáo sư phải tiếp cận được nguồn kiến thức và thông tin ngày càng rộng mở trong bối cảnh của một thế giới liên kết hiện nay. Điều này quả là dễ dàng trong kỷ nguyên Internet.

Nhưng cách tốt nhất để cập nhật thông tin là tự tạo ra tri thức mới. Đó là lí do tại sao giáo sư cần phải làm nghiên cứu và công bố kết quả. Khi làm như vậy, sinh viên của họ sẽ luôn được tiếp cận kiến thức mới.

Một cách nữa không kém phần quan trọng để đảm bảo nội dung giảng dạy luôn cập nhật và phù hợp chính là việc tham gia vào các hoạt động khác trong lĩnh vực chuyên ngành. Các giáo sư cần tham gia các nhóm tư vấn, ủy ban, hội đồng; cố vấn cho chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận; thực hiện các nghiên cứu hữu ích; và học hỏi kinh nghiệm từ các tổ chức khác nhau. 

Lí tưởng nhất là các giáo sư phải có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Cá nhân tôi đã kinh qua các công việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ  trường đại học tới các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu, khu vực tư nhân, tổ chức quốc tế trước khi quay trở lại giảng dạy và quản lý tại trường đại học. Xuyên suốt quá trình, tôi luôn mang suy nghĩ rằng mình đã học hỏi được rất nhiều  kiến thúc hữu ích để truyền đạt lại cho sinh viên của mình.

 Thực hiện được việc này ở Việt Nam không phải chuyện dễ dàng: mọi người thường không thể chuyển việc tự do từ khu vực nhà nước sang các khu vực khác (ví dụ như tư nhân, doanh nghiệp…) rồi lại quay về nhà nước. Nhưng, họ nên có quyền được làm như vậy.

Các giáo sư phải liên tục tận dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Họ phải thành tạo các phương pháp giảng dạy có sử dụng truyền thông đa phương tiện, internet, học qua trải nghiệm hay học bằng hình thức nhập vai, mô phỏng… Khuyến khích các giảng viên chia sẻ  những sáng kiến đổi mới trong giảng dạy là một cách hay để thúc đẩy điều này.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã đầu tư cho dự án "Lớp học Thông minh" tại trường Đại học Thái Nguyên để nâng cao chất lượng giáo dục y khoa ở Việt Nam. Hệ thống Thiết kế Cadence đã tài trợ trang thiết bị trị giá 40 triệu USD để giúp các sinh viên Việt Nam từ trường Đại học Công nghệ Đà Nẵng học các nguyên tắc thiết kế.

Đóng góp cho cộng đồng

Bên cạnh nghĩa vụ nghiên cứu và giảng dạy để được phong cấp và xét biên chế, các giảng viên cũng có trách nhiệm "phụng sự". Từ "phụng sự" trong trường hợp này có nghĩa là đóng góp cho khoa hoặc trường qua việc tìm kiếm sinh viên, giúp đỡ sinh viên, điều chỉnh lớp học và chương trình học, đại diện cho các trường trong các sự kiện công cộng, và những công việc tương tự khác. Phối hợp với các bộ ngành chính phủ để tư vấn và cố vấn cho chính phủ khi cần thiết, phục vụ cộng đồng bằng cách tham dự sự kiện, lễ kỷ niệm, cáchoạt động từ thiện…

Áp dụng một quy trình phong cấp và xét biên chế nghiêm ngặt

Chữ cái tiếng Việt - Sputnik Việt Nam
Bộ Giáo dục lên tiếng việc "đề xuất Tiếq Việt" gây sốc dư luận
Kinh nghiệm của các trường đại học tại các nước phát triển chỉ ra rằng việc phong cấp và xét biên chế là một quy trình có nguyên tắc, khách quan, minh bạch, dựa trên thành tích, được tinh chỉnh nguyên tắc kiểm soát và đối trọng, có độ tin cậy cao, và nhằm tạo ra đội ngũ giảng dạy chất lượng cao và hiệu quả. Trong phần 1 của bài viết, tôi đã nêu ra quy trình đặc biệt thành công tại hầu hết các quốc gia phát triển và các trường đại học Mỹ.

Quy trình của trường Đại học Georgetown là một ví dụ điển hình (https://provost.georgetown.edu/promotion-and-tenure).

Cho phép các giảng viên làm việc không hiệu quả được nhận đãi ngộ tương đương những người làm việc tốt chắc chắn sẽ làm suy giảm tiêu chuẩn của trường đại học và khiến những người có mong ước trở thành giáo sư tốt nản lòng.

Chính phủ giữ vai trò khác. Việc phong cấp và bổ nhiệm GS, PGS không nên nằm trong phạm trù trách nhiệm của chính phủ. Đó là công việc của các trường đại học, nhưng chỉ khi các trường kiểm soát chặt chẽ được các quy trình đã nêu trên.

Việc chính phủ nên làm là yêu cầu các trường đại học phải có trách nhiệm giải trình về quy trình thực hiện. Ví dụ, năm 2003, chính phủ Anh đã kết luận khoản ngân sách chi cho hoạt động nghiên cứu tại các trường đại học là lãng phí. Nước này đã thành lập Hệ thống đánh giá nghiên cứu REF (Research Assessment Exercise, thành viên là các chuyên gia, những nhà nghiên cứu và các công chức độc lập để đánh giá tiêu chuẩn, quy trình, quyết định tài trợ, và tác động của các nghiên cứu của các giáo sư trong các trường đại học và các nguồn ngân sách chính phủ. REF đã thay đổi toàn diện hoạt động nghiên cứu ở Anh theo hướng tích cực.

Đặt mục tiêu cao

Thành tích của cá nhân, khi gộp lại, sẽ mang lại uy tín cho khoa và trường. Các tổ chức đạt được thành tựu cao nhất khi họ đặt ra được mục tiêu cao. Các trường đại học có thể làm được điều này nếu duy trì được chứng nhận kiểm định chất chất lượng và thứ hạng trong bảng xếp hạng đại học thế giới. Năm 2012, trường FPT đã nhận được đánh giá 3 sao từ hệ thống xếp hạng đại học toàn cầu QS.

Áp dụng cách thức tiếp cận gia tăng để thay đổi

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Đào tạo 9.000 tiến sỹ không phải tràn lan
Kinh nghiệm tại các quốc gia đang phát triển cho thấy nhiều bài học có thể được áp dụng cho Việt Nam. Thứ nhất là thay đổi hệ thống đại học cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Cải tiến quá nhanh sẽ làm hệ thống sụp đổ. Cải tiến quá chậm sẽ tạo cơ hội cho những yếu tố ngăn cản thay đổi làm trì trệ quá trình. Việt Nam cần cải tiến trong ngưỡng phù hợp giữa 2 thái cực này.

Thứ hai, Việt Nam không nên sao chép y nguyên cách thức của các nước đã phát triển. Sự khác biệt giữa các nước đang phát triển và đã phát triển là quá lớn, và cách làm thành công phải tuỳ thuộc bối cảnh cụ thể. Việt Nam phải chọn được những phương pháp phù hợp nhất đối với nhu cầu và năng lực của hệ thống giáo dục trong nước.

Thứ ba, không ai biết chính xác làm thế nào để hoàn thành quy trình cải cách nói trên. Vậy nên, những người đưa ra quyết định ở Việt Nam cần khuyến khích các trường đại học nghiên cứu để lựa chọn ra hình thức hiệu quả nhất. Đồng thời, những người đang thực hiện cải tiến hệ thống không phải chịu hậu quả do dám đưa ra những thử nghiệm mới.

Thứ tư, Việt Nam là quốc gia không chỉ có tiềm năng lớn, mà còn là quốc gia đã đạt được rất nhiều thành tựu nổi trội. Người Việt Nam luôn phải nhớ rằng họ đã thực sự đạt được những bước tiến thành công!

Tiến sĩ Terry F. Buss

Theo: Trí Thức Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала