Việt Nam bộc lộ sức mạnh mới trên Biển Đông

Đăng ký
Ít mà tinh, độc đáo và khác biệt…là thứ mà tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam “trang bị” thêm cho tàu ngầm KILO của mình.

Quân chủng Hải quân Việt Nam tuyên bố thành lập Lữ đoàn 189 — Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam, đã lâu. Các nhà quân sự trong ngoài nước đã phân tích, bình luận nhiều và đều cho rằng "một sức mạnh mới trên Biển Đông" hay "một thế lực mới thay đổi trò chơi trên Biển Đông" đã xuất hiện…

Hạ thủy tàu ngầm lớp Kilo 636 với tên gọi Hà Nội ở  Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc thán phục độ hiện đại tàu ngầm Việt Nam (Video)

Tuy nhiên, đó là chỉ ở góc nhìn quân sự thuần túy và hãy còn quá sớm để khẳng định. Bởi lẽ, để được như vậy, Việt Nam phải đủ khả năng, trình độ, tự tin và bản lĩnh, đưa Lữ đoàn 189 vào trực chiến trên Biển Đông.

Nhưng muốn thế, không đơn giản một chút nào…nó phải có tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo, người lính phải có tố chất, có địa lợi…chứ không phải cứ có tiền để mua là có tầu ngầm hoạt động, nếu vậy thì ASEAN tràn ngập tàu ngầm.

Trước hết, Việt Nam phải có một hệ thống thông tin chỉ huy, hệ thống đào tạo huấn luyện kíp chiến đấu, hệ thống hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho tàu ngầm hoạt động…hoàn chỉnh và hoạt động tốt, hiệu quả.

Tiếp theo, Lữ đoàn 189 phải trải qua huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và tốt nghiệp bằng bắn đạn thật đạt kết quả xuất sắc.

Đón tàu ngầm diesel “Krasnokamensk” lớp  “Varshavyanka” tại Vladivostok - Sputnik Việt Nam
Hải quân Việt Nam đã làm chủ tàu ngầm Kilo
Với sự giúp đỡ tận tình của Nga tại căn cứ Cam Ranh, của Ấn Độ đào tạo kíp thủy thủ…vào ngày 22/12/2017, một tàu KILO của Việt Nam ở chế độ ngầm đã nhấn nút phóng quả tên lửa đầu tiên Club-S, bay trúng vào giữa mục tiêu. Xuất sắc!

Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M, đầu đạn nặng 200kg.

Con tàu KILO này đang hợp đồng tác chiến với 3 "ong độc" Molinya đang cùng lúc phóng tên lửa chống hạm Uran-E.

Với giới quân sự, ngày 22/12/2017, được coi như ngày Lữ đoàn 189 — tàu ngầm Việt Nam, chính thức trực chiến tại Biển Đông. Và, ngày 6/2/2018, Chính ủy Hải quân, tướng Trần Hoài Trung chỉ tuyên bố công khai.

Như vậy, đến đây, giới phân tích bình luận quân sự nước ngoài cho rằng, "một sức mạnh mới trên Biển Đông" hay "một thế lực mới thay đổi trò chơi trên Biển Đông" xuất hiện…xem ra có cơ sở thực tế…

Có 3 yếu tố tạo nên sức mạnh mới:

1, Độc đáo, lợi hại, hỏa lực mạnh…

Tàu ngầm KILO của Việt Nam (Project 363) có tiếng ồn nhỏ nhất được mệnh danh là "lỗ đen" trên đại dương, nói cách khác là tàu ngầm Điện-Diesel có tính bí mật nhất trên thế giới, vì thế, chúng luôn phát hiện được tàu ngầm, tàu nổi của đối phương trước khi bị phát hiện.

Ngoài các loại vũ khí khác như ngư lôi, thủy lôi, tên lửa phòng không ra, nếu (vì bí mật vũ khí trang bị) 6 tàu ngầm KILO Việt Nam được phân bố trang bị đủ 5 biến thể của tên lửa Club-S gồm:

Đội Cảnh vệ với cờ nghi thức trong lễ đón Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang  ở Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc lo lắng "xuất chiêu" ứng phó khi Mỹ "chọn" Indonesia - Việt Nam ở Biển Đông
Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M, đầu đạn nặng 200kg.

Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1, tầm bắn 300km, vận tốc 0,8M, đầu đạn nặng 400kg dùng để diệt tàu sân bay.

Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E, đầu đạn 400kg, tầm bắn 275km.

Tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km.

Tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km.

Với trang bị như trên, tàu ngầm KILO Việt Nam Nam có thể tấn công nhanh, từ xa, bất ngờ, vào mục tiêu của đối phương để thực hiện 4 nhiệm vụ chủ yếu: Diệt ngầm; tấn công các căn cứ địch ven biển; phong tỏa, đặc nhiệm và tiêu diệt tàu mặt nước.

2, Bí mật của bí mật từ lợi thế địa lý…

Bản thân tàu ngầm là bí mật, lợi thế tàu ngầm là bí mật, nhờ môi trường nước biển khiến cho tàu ngầm trở nên bí mật, bí mật tiếp cận được mục tiêu đem đến cái chết bất ngờ cho mục tiêu…

Bí mật là nỗi sợ khủng khiếp nhất mà tàu ngầm mang đến cho bất kỳ mục tiêu nào trên biển cũng như trên đất liền. Đó là lý do vì sao Hải quân các nước ham muốn có tàu ngầm là thế.

Thực tế, hải chiến hiện đại ngày nay, các lực lượng đối địch hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Do đó, nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn, là một lợi thế mà có lúc quyết định chiến thắng.

Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Kiếm dài, kiếm ngắn không quan trọng, quan trọng là kiếm pháp, nghĩa là, bằng cách nào đó mà bên nào đưa tên lửa vào trúng mục tiêu trước là thắng.

Vì thế, trong phòng thủ từ hướng biển của Việt Nam, vấn đề quan trọng có tính quyết định trong đòn tấn công là các vị trí đợi cơ, vị trí xuất phát tấn công ở đâu mà khi đối phương phát hiện ra thì chúng đã nằm trong tầm hỏa lực của ta…

Điều này không chỉ phụ thuộc vào chiến thuật mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa lý…

Do vậy, yếu tố bí mật trong hải chiến hiện đại được nâng lên một khái niệm rộng hơn, đó là, bí mật không những do thế địa lý tạo ra trực quan mà bí mật còn do thế địa lý tạo ra bằng công nghệ (radar, thông tin liên lạc) để "che mắt, bịt tai địch, dẫn lối cho ta", nhằm đưa lực lượng ta vào gần nhất có thể, trong tầm hỏa lực, để công kích mục tiêu.

Có thể nói liên lạc với tàu ngầm là một hoạt động kỹ thuật rất phức tạp, khó khăn. Nếu như hoạt động thông suốt, thường xuyên giữa tàu ngầm và chỉ huy trên đất liền thì bảo đảo tàu ngầm sẽ hành trình dưới lòng biển như đi trên mặt biển, sẽ làm tăng gấp bội độ nguy hiểm của tàu ngầm cho kẻ địch.

May mắn thay, địa thế Việt Nam thuận lợi cho điều đó, chúng ta có Sơn Trà… và chúng ta có Cam Ranh, nơi trú ẩn và xuất phát tấn công cực kỳ lợi hại cho Kilo Việt Nam…

Tác chiến của tàu ngầm Việt Nam, ngoài ra, còn được hưởng các lợi thế tuyệt vời đó mà không trở nên lợi hại mới là chuyện lạ…Nói cách khác, tàu ngầm Việt Nam là bí mật của bí mật.

3, Phù hợp chiến thuật…

Chiến đấu cơ phản lực Su-30MK2 của Không quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Không quân Việt Nam thuộc top đầu khu vực, không hề thua kém Trung Quốc
Trong lịch sử dân tộc, tính ra, chúng ta đã tiến hành không dưới 8 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (không tính những cuộc chiến tranh giải phóng). Dân tộc ta luôn phải đối đầu với một kẻ địch NHIỀU, LỚN và MẠNH gấp bội.

Chính vì thế, tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam chủ yếu là tự vệ, bảo vệ Tổ quốc, không đi tấn công xâm lược, được ra đời, hình thành (bắt buộc) từ 3 nguyên tắc: Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn và lấy yếu chống mạnh.

Cho nên, hoạt động tác chiến của tàu ngầm Việt Nam là tự vệ, hoạt động trong vùng biển của Việt Nam và tất nhiên trong tay Việt Nam chúng sẽ được sử dụng theo tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Như chúng ta đã biết, tàu ngầm KILO do Việt Nam đặt mua Nga nhưng theo yêu cầu tác chiến của Việt Nam…Vì thế:

USCGC Morgenthau (WHEC-722) - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc "lo ngại" loạt tàu chiến mới của Việt Nam?
Thứ nhất, nếu như với lối đánh sở trường của Hải quân Việt Nam, đó là, bí mật, bất ngờ, dùng lực lượng cơ động nhanh, uy lực mạnh, tấn công dồn dập vào quân địch khiến chúng tê liệt, tan rã hay thiệt hại nặng…thì tàu ngầm Kilo trở thành một loại phương tiện vũ khí đáng sợ, độc đáo, cực kỳ lợi hại trong các phương án tác chiến phòng thủ Biển Đông của Việt Nam.

Nếu như "Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lấy yếu chống mạnh" là tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam xuyên suốt trong quá trình tác chiến, truyền lại từ xưa cho đến nay mà dân tộc Việt trong thời đại Hồ Chí Minh đã phát triển lên một tầm cao mới là chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trong BVTQ bất khả chiến bại…thì tàu ngầm Việt Nam là một trong những phương tiện bổ sung hữu hiệu nhất, giống như "hổ thêm cánh".

Thứ hai, do tác chiến trên "sân nhà" nên KILO Việt Nam hoàn toàn nằm trong sự bảo vệ của hệ thống phòng thủ biển có chiều sâu, nhiều tuyến, của lực lượng phòng thủ. Vì vậy, khả năng là KILO Việt Nam sẽ hy sinh tính đa nhiệm, ưu tiên tính chuyên môn cao để chiếm ưu thế tác chiến.

© Ảnh : Báo Đất ViệtTàu hộ vệ săn ngầm Petya II phóng ngư lôi SET-40UE
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya II phóng ngư lôi SET-40UE - Sputnik Việt Nam
Tàu hộ vệ săn ngầm Petya II phóng ngư lôi SET-40UE

Đây là điều khiến cho khi tác chiến với tàu ngầm cùng loại trên sân nhà, KILO Việt Nam sẽ trở nên rất nguy hiểm vì luôn chiếm ưu thế. Đừng tưởng lớn, nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại, hỏa lực mạnh, chạy bằng năng lượng hạt nhân, lặn sâu…là "ăn đứt" KILO bé nhỏ của Việt Nam.

Cho đến nay chưa một tin tức nào để có thể biết được 6 tàu ngầm KILO của Việt Nam được trang bị vũ khí giống nhau hay khác nhau, nhưng, nếu như giới quân sự phán đoán rằng ít nhất có 3 nhóm hoạt động với nhiệm vụ khác nhau thì chẳng có gì ngạc nhiên…

Do đó, ít mà tinh, độc đáo và khác biệt…là thứ mà tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam "trang bị" thêm cho tàu ngầm KILO và ngược lại chính tàu ngầm KILO lại làm thăng hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Còn, tất nhiên, chúng ta không so sánh nghệ thuật quân sự Việt Nam với các nền nghệ thuật quân sự nước khác, ở đây, chúng ta chỉ nói đến mối quan hệ giữa nghệ thuật quân sự Việt Nam với tàu ngầm Việt Nam khi Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam chính thức tham gia trực chiến trên Biển Đông.

Kết luận

Việc xuất hiện 01 Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam mang số hiệu 189 tham gia trực chiến trên Biển Đông là thật, với 3 yếu tố tạo lực trên là thật. Việt Nam chuẩn bị cho chiến tranh BVTQ vì muốn hòa bình. Hy vọng sức mạnh của tàu ngầm Việt Nam nói riêng và sức mạnh của dân tộc Việt Nam sẽ đủ sức răn đe, ngăn ngừa chiến tranh.

Nguồn: Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала