Đây là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Chủ đề chính về chính sách đối ngoại có liên quan đến Việt Nam được phản ánh trên các phương tiện truyền thông nước ngoài là chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang. Báo chí Ấn Độ và và các ấn phẩm truyền thông quốc tế có nhiều bài viết về nội dung này, các tác giả đều nhận định rằng, Việt Nam là một yếu tố then chốt trong "chính sách hướng Đông" (Look East policy) của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ngoài thỏa thuận về sự hợp tác trong việc phát triển năng lượng hạt nhân hòa bình và xây dựng cơ sở hạ tầng cảng tại Việt Nam, hai nhà lãnh đạo còn có nhiều nội dung khác để thảo luận, The Diplomat viết. Việt Nam lo ngại hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù New Delhi không có bất kỳ tham vọng ở Biển Đông, nhưng, các tuyến đường biển đi qua khu vực này là rất quan trọng đối với Ấn Độ bởi vì đây là các con đường thương mại với Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương. Hindustan Times ghi nhận viện trợ quân sự ngày càng tăng của New Delhi cho Hà Nội, trong đó có việc đào tạo phi công cho Không quân Việt Nam và các cuộc tập trận chung. Tuy nhiên, tạp chí viết, "trong khi Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng sự hiện diện quân sự ở Đông Nam Á, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực đều cho rằng, New Delhi chưa thể hiện sự sẵn sàng để tham gia tích cực hơn vào chiến lược của họ ở Đông Nam Á và duy trì cán cân quyền lực trong khu vực".
VnExpress International thông báo rằng, từ nay trở đi các cán bộ cấp cao phải kiểm tra sức khỏe 6 tháng một lần, điều này sẽ giúp củng cố sức khoẻ thể chất của các thành viên chính phủ. Những nhà quản lý một quốc gia đang phát triển nhanh chóng phải là những người khỏe mạnh.
Đầu năm 2018, nền kinh tế Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng trong tất cả các lĩnh vực. Đây là chủ đề của rất nhiều bài báo trên báo chí nước ngoài và các phiên bản tiếng Anh của Việt Nam. VietNamNet Bridge trích dẫn bài viết của nhà kinh tế học Philippine Florangel Rosario Braid:
"Việc đưa ra các cải cách kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế thị trường thành công của thế giới. Tư nhân được khuyến khích và các doanh nghiệp nhà nước đã được cơ cấu lại để hoạt động dưới những ràng buộc của thị trường. Sản xuất, công nghệ thông tin và kinh doanh công nghệ cao hiện nay là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân".
Nhà phân tích chỉ ra rằng, một yếu tố có thể giải thích sự tăng trưởng nhanh về năng suất và kinh doanh ở Việt Nam là việc Nhà nước chú trọng nâng cao năng lực đổi mới thông qua việc khuyến khích khoa học và công nghệ. Tờ báo này đưa tin rằng, 50 % điện thọai Galaxy S9 và S9+ "Made in Vietnam" sẽ được xuất khẩu sang 128 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. 2 tháng đầu năm nay, giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM cho thấy sự tăng trưởng cao nhất thế giới. Global Times thông báo rằng, trong thời gian này xuất khẩu Việt Nam tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, và Trung Quốc đã trở thành thị trường chính cho hàng hoá Việt Nam. Hà Nội sẵn sàng bảo vệ hàng xuất khẩu, Việt Nam khiếu nại biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với sản phẩm cá tra trong khuôn khổ WTO.
Bây giờ chúng tôi khép lại mục điểm báo với thông tin đầy sức cám dỗ với những bộ cánh sexy từ phiên bản tiếng Ý của trang mạng quốc tế Wired.it. Bài giới thiệu những bức ảnh chụp quả bí ngô của Việt Nam, loại trái cây giống hệt bộ ngực phụ nữ. Hóa ra, đây là một thủ pháp nghệ thuật của nữ họa sĩ Việt Nam Nguyễn Thị Hoài Mơ muốn thể hiện sự giải phóng phụ nữ qua hình ảnh.
♫ Mammaries, My little mammaries, I'd walk a million miles… ♫ — Sorry, it's fruit — Milk Melon (Fruit), Vietnam. pic.twitter.com/sJDIG7QJoG
— Rasta ™ (@NSRasta) 17 августа 2013 г.