Thông tin này được báo Phòng không — Không quân nói đến trong bài viết "Viện Kỹ thuật Phòng không-Không quân: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học" đăng tải ngày 9/2.
Ngoài ra, Viện còn tổ chức thử nghiệm mặt đất nguồn bức xạ động cơ và tiết sáng hồng ngoại lắp trên UAV-02 và khả năng bắt bám của tên lửa hồng ngoại R-27ET1; R73E trên máy bay Su-30MK2 đạt kết quả tốt.
Viện đã hoàn thành nhiệm vụ sản xuất 35 bộ thiết bị nhận biết 6110-VN2, Quân chủng đã tổ chức nghiệm thu xong, hiện tại Viện đang triển khai lắp đặt trên máy bay…
Thông tin Việt Nam tặng phía bạn Cuba dòng UAV tối tân tự sản xuất được cho là khá bất ngờ tuy nhiên, không rõ UAV-02 sẽ được dùng vào mục đích gì tại Cuba.
Theo những thông tin được công khai, UAV-02 có các tính năng theo thiết kế đạt: Tốc độ bay hành trình từ 250 đến 350 km/h, Bán kính hoạt động 100 km, độ cao bay tối đa 8.000 m; máy bay nặng 38 kg khi nạp đủ nhiên liệu với thời gian hoạt động tối đa là 45 phút.
UAV-02 có thể bay hoàn toàn tự động theo chương trình đặt trước của người chỉ huy. Với tính năng chiến-kỹ thuật kể trên, UAV-02 hoàn toàn phù hợp và cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trong công tác huấn luyện của Quân chủng PK-KQ hiện nay.
Ngay trong chuyến bay đầu tiên, các khí tài điện tử của Tổ hợp Dẫn đường- Ngắm bắn và tên lửa trên máy bay Su-30MK2 đã phát hiện và bám sát được mục tiêu UAV-02.
Đặc biệt là sai số quỹ đạo không quá 15 mét trong điều kiện có gió mạnh, điều đó đã chứng tỏ thiết bị tự động điều khiển bay theo chương trình (Autopilot) do Viện kỹ thuật PK-KQ tự chế tạo, đạt được chuẩn quân sự của thế giới về UAV.
Việc phát triển thành công UAV-02 sử dụng động cơ phản lực tốc độ cao đã đánh dấu một bước phát triển vượt trội của quá trình làm chủ KHKT của những cán bộ, kỹ sư của Viện kỹ thuật Quân chủng PK-KQ.
Điều đó còn khẳng định được tính chủ động, tự lực, tự cường trong việc chế tạo những sản phẩm phục vụ cho công tác huấn luyện của Quân chủng và toàn quân.
Theo baodatviet