Những lần “không nghe lời” Thủ tướng của ông Đinh La Thăng

© AP Photo / Hoang Dinh Nam/PoolĐinh La Thăng
Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Đinh La Thăng bị cáo buộc ban hành nghị quyết góp vốn, bổ sung vốn góp tổng số tiền 800 tỷ đồng vào Oceanbank khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng, Bộ Tài chính.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, ông Đinh La Thăng — Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã có hành vi ký thỏa thuận 6934 ngày 18/9/2008 tham gia góp vốn với Hà Văn Thắm — Chủ tịch HĐQT Oceanbank, nhưng không thông qua HĐQT. 

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng rất khỏe và tỉnh táo

Ông Thăng quyết định góp vốn khi biết rõ năng lực yếu kém của Oceanbank; ký ban hành nghị quyết thực hiện các lần góp vốn, bổ sung vốn góp khi chưa được sự đồng ý của Thủ tướng, không thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tài chính để đảm bảo các điều kiện về góp vốn.

Ba lần làm trái gây thiệt hại 800 tỷ 

Vụ án thứ 2 mà ông Đinh La Thăng phải hầu tòa dự kiến diễn ra trong 12 ngày (19/3-31/3). Ngoài cựu chủ tịch PVN, 6 đồng phạm khác gồm: Ninh Văn Quỳnh (cựu kế toán trưởng, kiêm trưởng Ban Tài chính kế toán và kiểm toán PVN); Nguyễn Xuân Sơn (cựu Phó tổng giám đốc PVN), Vũ Khánh Trường, Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Phan Đình Đức — nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN). 

Ông Thăng và 5 người bị đưa ra xét xử về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng Ninh Văn Quỳnh hầu tòa về tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. 

Nguyễn Xuân Sơn được dẫn đến phòng xử sáng nay 29.9. - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng có hai người “đồng hành” trong cả 2 phiên tòa
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, tháng 9/2008, trong lần đầu tiên gặp Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương — Oceanbank) tại trụ sở Tập đoàn dầu khí, Chủ tịch PVN ông Đinh La Thăng đã thỏa thuận, thống nhất chủ trương việc PVN góp 20% vốn điều lệ vào Oceanbank. Số tiền góp được chia làm 3 đợt, tổng số 800 tỷ đồng.

Lần thứ 1 vào 1/10/2008, dù chưa được sự cho phép của Thủ tướng, chưa có ý kiến của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nhưng ông Thăng đã ký nghị quyết về việc tham gia góp vốn mua cổ phần của Oceanbank. 

Trong lần đầu tiên này, PVN góp 400 tỷ đồng (tương đương 20%), giúp Oceanbank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Cán bộ công nhân viên của PVN góp 10%. 

Sau đó Thủ tướng đồng ý về chủ trương nhưng có giao cho các bộ ngành chuyên môn hướng dẫn PVN thực hiện. Hơn chục hôm sau, ngày 14/10/2008, Bộ Tài chính đề nghị PVN báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank, đặc biệt là danh mục cho vay, danh mục chứng khoán, cũng như việc trích lập các khoản dự phòng cho hoạt động kinh doanh… 

Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Ông Đinh La Thăng có bao nhiêu luật sư bào chữa trong đại án mới?
Tuy nhiên, khi nhận được công văn này, ông Đinh La Thăng "không báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tài chính". 

Ngày 25/12/2009, PVN chuyển khoản 400 tỷ đồng cho Oceanbank để hoàn tất việc mua 20% vốn điều lệ. 

Lần góp vốn thứ 2 vào cuối tháng 5/2010, khi Oceanbank đề nghị tăng vốn điều lệ năm lên 5.000 tỷ đồng, ông Đinh La Thăng đã bút phê đồng ý. 

Sau khi có ý kiến của người đứng đầu tập đoàn và các thành viên HĐQT, Vũ Khánh Trường — Thành viên HĐQT PVN được sự ủy quyền của ông Thăng đã ký nghị quyết chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ của Oceanbank lên 5.000 tỷ. PVN đồng thời góp vốn bổ sung 300 tỷ đồng để duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ tại nhà băng do Hà Văn Thắm đứng đầu. 

Quá trình điều tra, nhà chức trách xác định khi Vũ Khánh Trường ký nghị quyết thì ông Đinh La Thăng chưa xin ý kiến Thủ tướng. Chỉ sau khi ban hành nghị quyết thì cựu Chủ tịch PVN mới làm việc này.

Ông Đinh La Thăng nói lời sau cùng sáng 17/1. - Sputnik Việt Nam
Bị cáo Đinh La Thăng chuẩn bị hầu tòa tại vụ án thứ hai
Ngày 7/10/2010, Phó thủ tướng yêu cầu PVN rà soát tình hình triển khai thực hiện, cân đối vốn, bảo toàn vốn cho các dự án đầu tư thuộc ngành nghề chính. "Trường hợp khó khăn về vốn thì không nhất thiết nắm giữ 20% vốn điều lệ của Oceabank" — thông báo của Phó thủ tướng nêu rõ. 

Tuy nhiên, khi tiếp nhận ý kiến trên, ông Thăng không chỉ đạo PVN rà soát lại các dự án, danh mục đầu tư nguồn vốn để báo cáo Thủ tướng mà để cấp dưới chuyển 300 tỷ cho Oceanbank. 

Lần thứ 3, ngày 9/5/2011, Hà Văn Thắm ký văn bản gửi PVN báo cáo về tình hình đăng ký tăng vốn điều lệ và đề nghị PVN tiếp tục hỗ trợ, với số vốn tăng thêm là 100 tỷ đồng, nhằm duy trì vốn góp của Tập đoàn dầu khí ở mức 20% vào Oceanbank. 

Thời điểm ông Thắm đề nghị tăng vốn, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có hiệu lực. Luật này quy định: "Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng". 

Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Điều gì chờ đợi ông Đinh La Thăng ở đại án PVN mất 800 tỷ?
Ông Thăng biết phần vốn của PVN tại Oceanbank đã vượt quá 5% nhưng không chỉ đạo thoái vốn tại nhà băng này. Ngày 10/5/2011, ông Đinh La Thăng tiếp tục ký quyết định giao cho Vũ Thị Thanh Hương làm người đại diện phần vốn của PVN tại Oceanbank, nâng tổng số vốn góp lên 800 tỷ đồng để duy trì nắm giữ 20% vốn điều lệ tại nhà băng. 

Như vậy, ở lần góp vốn đợt 1 và 2, PVN đều ban hành nghị quyết triển khai thực hiện trước khi có ý kiến của Thủ tướng. Ở đợt góp 3, PVN không báo cáo xin ý kiến Thủ tướng và Bộ Tài chính.

Khi Oceanbank làm ăn thua lỗ và Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc lại toàn bộ vốn góp của các cổ đông nhà băng này với giá 0 đồng thì quyền và nghĩa vụ của các cổ đông Oceanbank chấm dứt, trong đó có PVN. Tập đoàn dầu khí phải ghi nhận khoản lỗ tương đương 800 tỷ đồng. 

"Trách nhiệm đối với hậu quả thiệt hại nêu trên thuộc về Đinh La Thăng và các đồng phạm. Trong đó Đinh La Thăng với tư cách người đứng đầu PVN có trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý và bảo toàn vốn của PVN" — cáo trạng của VKSND Tối cao nêu rõ. 

Oceanbank chăm sóc PVN thế nào? 

Ông Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
“Máu bị nhiễm khuẩn thì phải thay”
Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, trong thời gian PVN góp 20% vốn điều lệ của Oceanbank, các đơn vị thành viên của Tập đoàn dầu khí "luôn có số dư tiền gửi lớn, giao động từ 18.000- 20.000 tỷ đồng" tại nhà băng này. 

Trong phiên tòa xét xử vụ án Hà Văn Thắm (cựu Chủ tịch Oceanbank) diễn ra tháng 9/2017, các bị cáo hầu tòa cho rằng vì PVN có lượng tiền gửi lớn tại Oceanbank nên khách hàng này có vai trò sống còn với nhà băng. 

Vì thế, Oceanbank dưới sự điều hành của Hà Văn Thắm đã đề ra chủ trương chi lãi ngoài hợp đồng với dòng tiền gửi. Kết quả xác minh từ 2010-2014, tổng số tiền Oceanbank chi ngoài hợp đồng cho khách hàng là gần 1.600 tỷ. 

Cáo trạng vụ án Hà Văn Thắm còn thể hiện, trong giai đoạn 2010-2014, có hơn 54.000 cá nhân và trên 390 tổ chức kinh tế gửi tiền tại Oceanbank và được "nhận các khoản tiền chi ngoài lãi suất hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm cho Ngân hàng Đại Dương chi trả". 

Bị can Đinh La Thăng bị cáo buộc có hành vi cố ý làm trái tại 2 vụ án gây thất thoát lớn tài sản Nhà nước - Sputnik Việt Nam
Năm kỷ lục đại án kinh tế, tham nhũng của Việt Nam
Đây là những khoản lãi suất không thể hiện trong hợp đồng tiền gửi, số tiết kiệm mà khách hàng đã ký với Oceanbank. Trong đó, nhiều khách hàng có số tiền gửi lớn là các tổ chức kinh tế thuộc doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có nhóm khách hàng thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Cũng tại phiên tòa vụ án Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn (từng là cựu Tổng giám đốc Oceanbank) khai, đã đưa cho nguyên Kế toán trưởng PVN Ninh Văn Quỳnh 20-30 tỷ đồng. Bị áp giải tới tòa đối chất với bị cáo Sơn, ông Quỳnh thừa nhận cầm của Sơn 20 tỷ và đã chi tiêu hết vào việc cá nhân. 

Quá trình khai báo sau này, Nguyễn Xuân Sơn cho hay lý do đưa 20 tỷ đồng cho Ninh Văn Quỳnh là mong muốn Quỳnh trên cương vị kế toán trưởng, kiêm trưởng ban tài chính kế toàn, kiểm toán của PVN sẽ quan tâm, giúp đỡ, tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo Tập đoàn dầu khí ban hành chủ trương, chỉ đạo có lợi cho Oceanbank, như việc yêu cầu các đơn vị thành viên PVN hỗ trợ, sử dụng dịch vụ ngân hàng và gửi tiền vào nhà băng này. 

Còn theo lời khai của cựu Tổng giám đốc Oceanbank  Nguyễn Minh Thu, Oceanbank đã chi lãi ngoài cho các doanh nghiệp như: Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVoil) hơn 26 tỷ, Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) gần 10 tỷ, Liên doanh Dầu khí VietsoPetro (VSP) hơn 22 tỷ…

Ông Đinh La Thăng tại tòa - Sputnik Việt Nam
Xét xử ông Đinh La Thăng: Từ nước mắt đến... nước mắt
Tuy nhiên, đại diện các doanh nghiệp trong ngành dầu khi bị "tố" nhận lãi ngoài, khi trả lời thẩm vấn tại tòa đều phủ nhận việc được Oceanbank chăm sóc. 

Ngày 13/9/2017, trong quá trình mở rộng điều tra giai đoạn II vụ án Hà Văn Thắm và các đồng phạm, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 3 vụ án hình sự: Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Liên doanh Việt — Nga Vietsovpetro (VSP); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Tổng công ty Thăm dò khai thác Dầu khí (PVEP). 

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã xác định: Thực hiện chủ trương, chỉ đạo của Hà Văn Thắm về việc chi trả lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng gửi tiền trên toàn hệ thống Oceanbank, từ năm 2010 đến ngày 31/11/2014, tổng số tiền Oceanbank đã chi trả lãi ngoài cho các khách hàng gửi tiền hơn 1.500 tỷ đồng. 

Trong đó chi cho VSP hơn 24 tỷ đồng; BSR hơn 19 tỷ đồng và PVEP hơn 76 tỷ đồng. 

Việc nhận, sử dụng các khoản tiền ngoài lãi suất tại VSP, BSR, PVEP là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu thỏa thuận, móc ngoặc giữa lãnh đạo VSP, BSR, PVEP với lãnh đạo Oceanbank trong việc đưa, nhận tiền và để ngoài sổ sách kế toán nhằm chiếm đoạt.

theo Trí Thức Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала