Lại đau đầu với Uber, Grab

© Ảnh : Quỳnh Trang/ZingHà Nội là địa phương nằm trong đề án thí điểm của Uber, Grab.
Hà Nội là địa phương nằm trong đề án thí điểm của Uber, Grab. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chưa hết mệt mỏi với việc phân xử cáo buộc của taxi truyền thống cho rằng taxi công nghệ như Uber và Grab phạm luật, cơ quan quản lý lại đau đầu với vụ sáp nhập giữa 2 hãng taxi này.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng — Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Công ty TNHH Grab Taxi yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan đến việc mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam. Công văn trên được gửi đi ngay sau khi Uber ra thông báo xác nhận bán mảng kinh doanh của hãng này tại Đông Nam Á cho đối thủ Grab.

Grab tại Jakarta, Indonesia - Sputnik Việt Nam
Quyết chơi lớn: Grab mua lại toàn bộ Uber Đông Nam Á
Ở Việt Nam, điều quan tâm nhất là thương vụ này ảnh hưởng ra sao tới thị trường vận tải nội địa, người tiêu dùng, các hãng taxi truyền thống và cả cơ quan quản lý nhà nước.

Hoạt động kinh doanh của Uber và Grab tại Việt Nam dù đang triển khai thí điểm cũng có ảnh hưởng lớn tới thị trường và người tiêu dùng. Vào Việt Nam từ năm 2014, cuộc chiến giữa Uber và Grab với taxi truyền thống đã sớm bùng phát dữ dội bởi sự lớn mạnh quá nhanh của 2 hãng taxi công nghệ này. Theo ước tính, TP HCM hiện có khoảng 24.000 ô tô "chạy" cho Uber và Grab, gấp đôi so với 11.000 xe taxi truyền thống; ở Hà Nội là 25.000 xe so với 19.000 xe. Đối chọi với sự tăng trưởng phi mã của Uber và Grab là tình trạng ngày càng khó khăn của taxi truyền thống với cả thị phần và doanh thu cùng "tuột dốc mất phanh".

Taxi truyền thống tìm mọi cách phản kích, từ kêu cứu, kiện cáo lên cơ quan quản lý nhà nước tới kéo Uber và Grab ra tòa nhưng vẫn không cưỡng lại được sự thắng thế của 2 hãng taxi công nghệ này trên thị trường. Bởi nhân tố quyết định trong cuộc chiến này là người tiêu dùng lại tạm "đứng về" Uber và Grab với lý do rất đơn giản, rõ ràng: Được lợi. Dù có thể còn những tranh cãi về pháp lý song rõ ràng việc áp dụng triệt để công nghệ đã mang lại lợi thế cạnh tranh mà taxi truyền thống không thể bì được. Không đổi mới, áp dụng công nghệ trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì taxi truyền thống chưa có cách nào có thể "đấu" lại taxi công nghệ cho dù "níu áo" cơ quan quản lý hay lôi nhau ra tòa.

Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Phát ngôn của bộ trưởng Thể khiến Grab Việt Nam phản ứng mạnh

Khi còn Uber thì Grab cùng với việc cạnh với taxi truyền thống còn phải cạnh tranh với chính một đối thủ giống mình. Nay việc Grab "thôn tính" Uber sẽ ảnh hưởng thế nào tới thị trường? Liệu Grab có gây hại cho thị trường bởi thế độc quyền của mình? Đây cũng chính là điều khiến cơ quan quản lý đau đầu. Singapore cũng đã yêu cầu Uber, Grab báo cáo chi tiết vụ mua bán để ngăn ngừa vi phạm cạnh tranh, để bảo đảm rằng không một nhà đầu tư nào thống trị thị trường, gây thiệt hại cho người dân, tài xế.

Taxi công nghệ đã gây đau đầu cho taxi truyền thống và cơ quan quản lý nhà nước. Thương vụ Grab mua Uber không loại trừ sẽ khiến thêm cả người tiêu dùng và hàng chục ngàn tài xế chạy taxi công nghệ cũng phải mệt mỏi khi lợi ích có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Nguồn: NLĐ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала