Từ Nhà Con rồng, Điện Kính Thiên, Hoàng thành Thăng Long, Thủ đô Hà Nội, nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh ra những chỉ thị tối quan trọng tới bến Cảng Nhà rồng, Thành phố mang tên Bác chỉ mất gần 2 giờ bay… nhưng dân tộc Việt Nam đã phải đi một chặng đường dài hơn 20 năm, để "Vầng trăng không còn xẻ làm đôi"…
20 năm và 55 ngày đêm, Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 và chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, có sự trùng hợp nhau kỳ lạ, cùng diễn ra trong 55 ngày đêm và cùng giống nhau ở sự động não cao độ trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, góp sức tìm ra cách đánh tối ưu nhằm giành thăng lợi lớn nhất với tổn thất ít nhất, cùng giành những thắng lợi vinh quang nhất…
Trong những ngày tháng 4 lịch sử của năm 1975, từ trụ sở của Bộ Tổng tư lệnh tại điện Kính thiên, Hoàng thành Thắng Long những chỉ thị, mệnh lệnh tối quan trọng, những tấm gương đồng chí dũng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, thống nhất của Tổ Quốc đã được khắc họa rõ nét trong những dòng hồi ức lịch sử…
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài tổng hợp của tác giả Nguyễn Phước Thắng xoay quanh chủ đề này.
Giải phóng Trường Sa — Phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết
…. Chiều 4-4, Quân uỷ Trung ương điện tiếp cho Quân khu 5 về việc phải thực hiện kịp thời việc tấn công giải phóng các khu vực ở Trường Sa. Nội dung điện cũng nhấn mạnh: "Việc này phải chuẩn bị gấp và bí mật, chỉ để cán bộ có trách nhiệm biết".
Mệnh lệnh được thi hành tức khắc. Quân khu 5 cùng Bộ Tư lệnh Hải quân triển khai kế hoạch tác chiến. Các lực lượng của Quân khu 5 cùng một biên đội tàu và lực lượng đổ bộ của Hải quân được tổ chức lại gồm:
- Đội 1 Đoàn 126 đặc công là đơn vị có bề dày thành tích với cách đánh bí mật, bất ngờ, đã đánh chìm nhiều tàu địch ở chiến trường Cửa Việt. Chỉ huy trưởng là đồng chí Mai Năng.
Ngày 9-4, Cục Quân báo phát hiện địch rút quân khỏi các đảo ở biển Đông. Quân uỷ Trung ương điện "tối khẩn" cho các đồng chí Võ Chí Công, Chu Huy Mân, đồng điện cho đồng chí Hoàng Hữu Thái, Phó tư lệnh Hải quân ở Đà Nẵng:
"Có tin quân VNCH chuấn bị rút. Các đồng chí cho kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm".
Ngày 13-4, Quân khu 5 điện về Bộ Tổng Tham mưu báo cáo kế hoạch đánh chiếm các đảo. Đại tướng điện ngay cho đồng chí Chu Huy Mân: "Các đồng chí đã tích cực tổ chức thực hiện quyết định của Quân uỷ Trung ương về việc đánh chiếm các đảo. Ý kiến của Đại tướng:
1. Việc đánh chiếm các đảo cần làm đúng thời cơ.
Nếu có thời cơ cụ thể mà không kịp đánh chiếm thì các nước ngoài có thể chiếm trước. Nếu địch chưa rút mà ta đã chiếm trước thì tình hình có thể trở nên phức tạp, vì lực lượng ta có hạn và việc tăng viện có gặp khó khăn.
2. Do đó, thời cơ cụ thể đánh chiếm là: a) Nếu địch đã rút toàn bộ hoặc rút đại bộ phận thì đánh chiếm ngay. Nếu quân nước ngoài đánh chiếm trước thì đánh chiếm lại, b) Nếu địch mới có triệu chứng rút hoặc bắt đầu rút thì theo dõi, kịp thời đánh chiếm khi địch rút đại bộ phận, c) Khi tình hình chung của địch nguy khốn, nhất là tình hình địch ở trọng điểm, thì đánh chiếm ngay.
Thời cơ cụ thể thứ ba, sẽ kịp thời báo khi xuất hiện".
Thời cơ đánh chiếm là như vậy, nhưng cách đánh chiếm thì sao, trong tình hình vũ khí, phương tiện của ta còn kém hơn địch cả về số lượng và trình độ hiện đại?
Nhớ lại dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam, phát biểu về chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông, biển, Đại tướng đã nhấn mạnh việc đánh địch ở ven biển, ở biển gần và ở các quần đảo của Việt Nam cần được hết sức coi trọng.
Đồng thời Đại tướng căn dặn cán bộ, chiến sĩ cần vận dụng tư tưởng lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều trong tác chiến của Hải quân. Biểu dương các "con tàu không số" và các đơn vị "đặc công nước", Đại tướng khái quát nghệ thuật đánh giặc của Hải quân ta là biết lấy số lượng trang bị ít hơn, kém hiện đại hơn địch mà vẫn đánh thắng được địch.
Muốn vậy, phải tích cực, chủ động, kiên quyết, linh hoạt, mưu trí, sáng tạo, bí mật, bất ngờ.
"Thời cơ đánh các đảo thuộc khu vực Trường Sa lúc này rất thuận lợi. Chỉ đánh các đảo quân VNCH chiếm đóng. Các đồng chí ra lệnh đánh chiếm ngay. Theo dõi, đôn đốc kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên báo cáo về Bộ".
Nhận các chỉ thị, mệnh lệnh của Quân uỷ và Bổ Tổng tư lệnh, đồng chí Hoàng Hữu Thái ra lệnh cho các tàu hải quân nguỵ trang giả dạng tàu đánh cá, xuất phát vào lúc trời chưa sáng.
Bằng phương tiện nhỏ và ít, đối mặt với tàu chiến lớn của địch và đại dương mênh mông, quân ta đánh theo kiểu của mình: bí mật tiếp cận, nhanh chóng đổ bộ, bất ngờ đánh chiếm mục tiêu.
Tiếp đó, ngày 25-4, quân ta tiến công đánh chiếm đảo Sơn Ca. Ngày 27-4, ta giải phóng đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn. Ngày 28-4, quân ta giải phóng đảo Trường Sa, đảo An Bang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong vòng nửa tháng với những cố gắng lớn nhất.
Ngay trong ngày 28-4, quân ta trên các đảo, trên các tàu chiến nhận được điện khen: "Quân uỷ Trung ương rất phấn khởi được tin quân ta đã chiếm các đảo thuộc Trường Sa. Nhiệt liệt khen ngợi các đơn vị đã hoàn thành nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược".
Sức mạnh tiến công và nổi dậy của chiến trường trọng điểm cùng với sự chi viện to lớn của hậu phương làm cho thế và lực của quân và dân ta lớn mạnh vượt bậc. Tuyến phòng ngự từ xa của địch đã bị phá vỡ.
Một vùng biển rộng lớn giàu tài nguyên với những đảo và quần đáo có vị trí chiến lược hết sức quan trọng đã thuộc chủ quyền của Tổ quốc. Các cánh quân lớn dày dạn kinh nghiệm chiến đấu sẵn sàng đi vào trận tiến công hang ổ cuối cùng của địch.
20 năm và 55 ngày đêm
Hàng mấy tháng liên tục chỉ đạo tác chiến kể từ chiến dịch Tây Nguyên, địa hình và thế trận của ta và địch, Đại tướng gần như đã thuộc lòng. Các bản đồ Nam Bộ và thành phố Sài Gòn — Gia Định trải ra trước mắt, ngày đêm gợi lên những suy nghĩ về cách đánh chiến lược trong trận quyết định cuối cùng.
Đi quanh chiếc bàn làm việc, nhìn vào tấm bản đồ từ mọi phía, Đại tướng nhớ lại năm xưa đứng trước sa bàn Điện Biên Phủ, suy nghĩ về cách đánh tập đoàn cứ điểm.
Hai sự kiện lịch sử có cách nhau hơn 20 năm có sự trùng hợp nhau kỳ lạ, cùng diễn ra trong 55 ngày đêm và cùng giống nhau ở sự động não cao độ trong trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, góp sức tìm ra cách đánh tối ưu nhằm giành thăng lợi lớn nhất với tổn thất ít nhất.
Ngày 22-4, lần cuối cùng, kế hoạch tiến công Sài Gòn — Gia Định được Đảng uỷ và Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh thông qua và phê duyệt.
"Coup décisif" — Đòn quyết định
Bộ Tổng Tham mưu báo cáo: Các binh đoàn chủ lực của ta đã triển khai trên các hướng. Các đơn vị chủ lực tại chỗ của B2 cũng đã vào vị trí, sau khi tác chiến tạo thế ở phía nam và tây nam Sài Gòn. Các lực lượng đặc công, biệt động và lực lượng của Thành đội Sài Gòn đã đứng sẵn ở ven đô, áp sát các mục tiêu được phân công.
Hàng trăm cán bộ và đội viên vũ trang vào đứng chân tại các "lõm" ở vùng ven và nội đô, chuẩn bị phát động quần chúng nổi dậy khi chủ lực tiến công. Quân ta đang ở thế áp đảo. Lực lượng lãnh đạo ở cơ sở và lực lượng chính trị quần chúng đều đã sẵn sàng.
Năm mục tiêu quan trọng đã được Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh xác định là: sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng Tham mưu VNCH, dinh Tổng thống VNCH, Biệt khu Thủ đô và Tổng nha Cảnh sát.
Về cách đánh, Bộ Tư lệnh chiến dịch chủ trương hình thành thế bao vây, cô lập địch trong thành phố, sử dụng lực lượng thích hợp trên từng hướng chia cắt, tiêu diệt địch ở bên ngoài, đồng thời sử dụng một bộ phận quan trọng lực lượng tổ chức thành những mũi đột kích mạnh, thọc sâu đánh thẳng vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm năm mục tiêu đã được xác định.
Từ đó, toả ra phối hợp với các đơn vị đặc công, biệt động, tự vệ thành phố và quần chúng nổi dậy, đánh chiếm tất cả các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế trong thành phố. Một số lực lượng đặc công, biệt động và lực lượng vũ trang tại chỗ được giao nhiệm vụ đánh chiếm và làm chủ các cầu, tham gia cùng các đơn vị hoả lực khống chế sân bay và các trận địa pháo của địch.
Phương châm là hiệp đồng chặt chẽ, tiến công nhđồng chí, hạn chế đến mức thấp nhất thương vong của bộ đội và tổn thất về tính mạng, tài sản của nhân dân.
Mười sư đoàn đưa vào chiến trường vừa mới tới nơi. Chiến trường có một số khó khăn về hậu cần, nhưng quyết tâm của mặt trận là vừa đánh vừa bổ sung, hết sức cố gắng bảo đảm những điều kiện tối thiểu để mở màn chiến dịch.
Địch chưa phán đoán được cách đánh của ta. Chúng bố trí ngăn chặn từ xa, có kế hoạch phá cầu nếu không giữ nổi. Ta đang chuẩn bị khẩn trương cho kế hoạch tiến công và nổi dậy. Dự kiến, trong tình huống xấu, như địch phá cầu, quân ta có kế hoạch khắc phục, làm cầu, hoặc tác chiến trong điều kiện không có xe tăng và pháo binh.
Sau khi kiểm tra lại lần cuối việc chuẩn bị cho trận đánh quyết định, cuộc họp kết thúc trong không khí náo nức, phấn khởi, quyết tâm, sẵn sàng đón tin chiến thắng.
Giờ phút quyết định đã điểm.
Chiến trường Nam Bộ bùng lên như một cơn lốc.
Thông tấn xã Việt Nam, Thông tấn xã Giải phóng, các cơ quan thông tin đại chúng của cả hai miền liên tục loan tin chiến thắng. Trên báo và đài, hầu như không còn chỗ cho các vấn đề nào khác ngoài tình hình cuộc Tổng tiến công và nổi dậy. Các cuộc thông báo thời sự lan đến trong từng nhà, từng thôn xóm. Tiền tuyến càng sôi động, hậu phương càng náo nức, đợi chờ.
Ở Hà Nội, các cơ quan Bộ Tổng tư lệnh thường trực 24 trên 24 giờ. Đốì với các cơ quan thông tin, báo chí, Tổng hành dinh ở khu vực "Nhà con rồng" là nơi cung cấp tin chiến sự sốt dẻo nhất, nhanh chóng nhất, chính xác nhất.
Cục Tác chiến phải dành riêng một số thời gian hiếm hoi để cùng Cục Tuyên huấn phát tin cho báo và đài. Các đồng chí Tổng Tham mưu phó Hoàng Văn Thái và Cao Văn Khánh cùng Đại tướng thường trực ở Sở chỉ huy.
Các đồng chí thông tin, cơ yếu thay phiên nhau làm việc suốt đêm ngày. Cơm nước được mang đến tận nơi.
Tối 27-4, Cục Tác chiến báo cáo tình hình chiến sự vùng ven Sài Gòn. Quân ta cơ bản thực hiện kế hoạch tác chiến chiến dịch trên các hướng.
Hướng bắc, Sư đoàn 312 (Quân đoàn I) chuẩn bị tiến công Bình Cơ, Bình Mỹ, tạo thế cho quân đoàn triển khai lực lượng ở vùng ven.
Hướng tây bắc, đồng chí Vũ Lăng, Tư lệnh Quân đoàn III sử dụng pháo cối diệt các trận địa của địch. Sư đoàn 316 chặn địch ở Phú Mỹ và đông Trảng Bàng.
Hướng tây nam, đồng chí Lê Đức Anh cho quân áp sát đường số 10, chuẩn bị tiến công địch trên đường số 4, chia cắt Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long, mở đầu cầu vượt sông Vàm Cỏ Đông, chiếm lĩnh vùng ven.
Hướng đông, cánh quân của đồng chí Lê Trọng Tấn tiến công căn cứ Nước Trong, chi khu quân sự Long Thành và thị xã Bà Rịa. Ở Nước Trong, địch chống cự, dùng máy bay bắn phá bừa bãi, phản kích liên tục suốt cả ngày.
Sư đoàn 304 mở nhiều đợt tiến công mà vẫn chưa dứt điểm. Quyết tâm của quân ta là phải thực hiện bằng được nhiệm vụ đánh chiếm căn cứ Nước Trong, nhất là việc triển khai trận địa pháo ở Nhơn Trạch để bắn vào căn cứ không quân Tân Sơn Nhất đúng thời điểm đã định.
Hướng tây nam có thể tiến kịp các mũi khác. Hoạt động của quân ta trên đường số 4 đạt hiệu quả tốt, nếu phát triển mạnh hơn, sẽ tạo thêm điều kiện cho hướng bắc và tây bắc phát triển tiến công.
Đại tướng điện ngay cho đồng chí Lê Trọng Tấn:
"Cho biết ngay dự kiến thời cơ phát triển vào nội đô, cả trong trường hợp đến mục tiêu sớm hơn thời gian quy định. Khi có thời cơ cụ thể thuận lợi, bảo đảm chắc thắng thì trđồng chí thủ phát triển. Nếu trận địa pháo 130 đặt xong ở Nhơn Trạch và bàn được vào Tân Sơn Nhất thì Sài Gòn sẽ rung động lớn".
(Dựa theo tư liệu từ Hồi ký Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hồi ký Đại thắng mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng và một số tư liệu khác).
Theo: Thời Đại