Petrovietnam xin giảm án cho 5 cựu lãnh đạo Tập đoàn

© Ảnh : TTXVNCựu tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực.
Cựu tổng giám đốc PVN Phùng Đình Thực. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Luật sư Hoàng Văn Dũng, người đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự là PVN cho biết, PVN đã có văn bản đề nghị HĐXX phiên tòa xem xét giảm nhẹ hình phạt cho những bị cáo nguyên là lãnh đạo Tập đoàn.

Tại phiên tòa phúc thẩm vụ án Cố ý làm trái và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí (PVC) sáng 10/5, luật sư Hoàng Văn Dũng cho biết, trước khi xét xử phiên tòa phúc thẩm, PVN đã gửi văn bản cho Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội đề nghị xem xét giảm hình phạt cho các bị áo nguyên là lãnh đạo Tập đoàn PVN, trên cơ sở xem xét đến những thành tích của các bị cáo trong quá trình công tác.

Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
VKS đề nghị y án Đinh La Thăng 13 năm tù
Các bị cáo được PVN xin giảm án gồm: Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch PVN; Phùng Đình Thực, nguyên Tổng Giám đốc (TGĐ) PVN; Nguyễn Quốc Khánh, nguyên Phó TGĐ PVN; Ninh Văn Quỳnh, nguyên Kế toán trưởng, Trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN (thời điểm bị khởi tố là Phó TGĐ PVN); và Lê Đình Mậu, nguyên Phó trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN (thời điểm bị khởi tố là Trưởng ban).

Tại bản án sơ thẩm, bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Cố ý làm trái) và buộc phải bồi thường cho PVN 30 tỷ đồng; Phùng Đình Thực và Nguyễn Quốc Khánh cùng bị tuyên 9 năm tù về tội Cố ý làm trái, bồi thường cho PVN 7,5 tỷ đồng; Ninh Văn Quỳnh bị tuyên 7 năm tù về tội Cố ý làm trái, bồi thường cho PVN 6 tỷ đồng và Lê Đình Mậu bị tuyên 4,5 năm tù về tội Cố ý làm trái, bồi thường cho PVN 2,360 tỷ đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, PVN với tư cách là nguyên đơn dân sự không có kháng cáo đối với bản án sơ thẩm. Tuy nhiên một số bị cáo trong vụ án kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại có liên quan đến PVN. Ông Hoàng Văn Dũng cho biết, với tư cách là đại diện của nguyên đơn dân sự, ông tôn trọng phán quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Đinh La Thăng - Sputnik Việt Nam
Khai trừ Đảng đối với ông Đinh La Thăng
Tại bản án sơ thẩm, TAND TP Hà Nội cũng đã kiến nghị PVN xem xét xử lý trách nhiệm đối với một số cá nhân có liên quan trong vụ án, trong đó có ông Phan Ngọc Hiền, nguyên Chánh Văn phòng Tổng CTCP Điện lực Dầu khí (PV Power), hiện đang là Chủ tịch HĐQT CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVPS).

Về việc này, ông Dũng cho biết: "Sau khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, bản án sơ thẩm kiến nghị điều tra, chúng tôi đã xem xét trên cơ sở quy định của pháp luật để xem xét xử lý kỷ luật. Chúng tôi  rất thận trọng xem xét việc này".

Được biết, ông Hiền có vai trò nhất định trong việc đàm phán và ký kết Hợp đồng EPC số 33 giữa chủ đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2 là PV Power và nhà thầu thi công là PVC.

Liên quan đến việc bồi thường cho PVN, ông Dũng cho biết, Tập đoàn có công văn số 8045 ngày 18/10/2017 đề nghị HĐXX phiên tòa sơ thẩm xem xét hậu quả vụ án. Trong công văn này, PVN đề nghị cơ quan chức năng trong quá trình xem xét dự án, xác minh điều tra có căn cứ cho rằng cá nhân hoặc tổ chức nào đó có hành vi gây thiệt hại cho PVN thì buộc cá nhân hoặc tổ chức đó phải bồi thường cho PVN theo quy định của pháp luật.

Về ý kiến của luật sư cho rằng nếu có thiệt hại thì PVC phải bồi thường chứ không phải các bị cáo nguyên là lãnh đạo của PVC, Đại diện của PVN cho rằng PVC là một pháp nhân thương mại, mà pháp nhân thương mại thực hiện hành vi bao giờ cũng thông qua các cá nhân, pháp nhân có giao dịch với PV Power thực hiện qua các cá nhân.

Ông Đinh La Thăng đối diện bản án từ 18-19 năm tù. - Sputnik Việt Nam
Xử phúc thẩm Đinh La Thăng: Bất ngờ triệu tập nhân chứng mới
Luật sư của Vũ Đức Thuận (nguyên TGĐ PVC), cho rằng theo Điều 83 Bộ luật Dân sự thì trách nhiệm bồi thường cho PVN phải là PVC, chứ không phải các cá nhân. Đáp lại ý kiến này, ông Hoàng Văn Dũng cho biết PVN chỉ có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường, việc ai bồi thường là do HĐXX phán quyết.

Cũng trong sáng nay, các luật sư đã đặt câu hỏi với các bị cáo, trong đó có bị cáo Đinh La Thăng.

Trả lời luật sư Phạm Công Hùng về trách nhiệm của PVC và PV Power trong việc ký Hợp đồng EPC số 33 đối với dự ánh Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, ông Đinh La Thăng cho rằng PVC và PV Power là hai pháp nhân hạch toán độc lập và được quyền ký hợp đồng với nhau, cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật.

"Cả PVC (nhà thầu) và PV Power (chủ đầu tư) đều cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu sai, bản thân Chủ đầu tư cũng phải chịu trách nhiệm, thậm chí còn phải chịu trách nhiệm cao hơn, vì những căn cứ pháp lý đó là của PV Power chứ có phải bất kỳ đơn vị nào đâu", ông Đinh La Thăng nói.

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Tham nhũng và lộng hành quyền lực trên chính trường Việt Nam
Trước đó, vào chiều 09/5, ông Thăng cũng đã bày tỏ, trong suy nghĩ của bản thân, ông không hề mong muốn ông Vũ Huy Quang, nguyên TGĐ PV Power (được triệu tập đến tòa với tư cách người làm chứng) phải đi tù, nhưng rõ ràng những sai phạm trong việc ký kết Hợp đồng EPC số 33 ông Quang cũng phải chịu trách nhiệm.

Nói về ông Quang, cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng đã thể hiện cảm giác "cay đắng" khi cho rằng "chỉ khi đứng trước ranh giới vòng lao lý mới thấy được bản chất con người".

Theo ông Thăng, Vũ Huy Quang chính là người soạn thảo và ký Hợp đồng EPC số 33 nhưng giờ lại đổ lỗi cho ông Thăng. Nói ra điều này, có thể ông Đinh La Thăng cũng ngầm oán trách các bị cáo khác, những người đang cố chối bỏ trách nhiệm và đổ tội cho cấp trên.

Nguồn: Infonet

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала