Đây là "vũ khí tối thượng" của Lục quân Việt Nam?

CC BY-SA 4.0 / Ronite / Imi ExtraTổ hợp tên lửa Imi Extra
Tổ hợp tên lửa Imi Extra - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
EXTRA trở thành pháo phản lực thế hệ mới của Lục quân?

Gần đây trên Báo Hải quân Việt Nam đã xuất hiện một bức ảnh rõ nét của tổ hợp pháo phản lực dẫn đường EXTRA (hay còn được gọi là tên lửa bờ) thuộc biên chế Lữ đoàn 685 thực hành bắn đạn thật.

Cực hiếm khoảnh khắc tên lửa P-35B Việt Nam “cất cánh” - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc: Không thể xem nhẹ tên lửa bờ Shaddock bắn xa nhất của Việt Nam

Đạn phản lực EXTRA được Hải quân Việt Nam đặt trên bệ phóng nhỏ gọn, gắn cố định trên mặt đất nhằm đảm trách chức năng phòng thủ chống đổ bộ, ngoài ra nó còn có thể bắn phá các mục tiêu quân sự của đối phương một cách hiệu quả.

Cách triển khai đạn vũ khí này của Việt Nam có sự khác biệt đáng kể so với cách mà nhà sản xuất IMI của Israel giới thiệu, đó là tích hợp vào hệ thống pháo phản lực phóng loạt có tên Lynx đặt trên khung gầm xe việt dã bánh hơi.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra vào thời điểm hiện nay đó là khi cần thiết thì các hệ thống EXTRA và AccuLAR này có thể được huy động phối thuộc cho Lục quân để đảm nhiệm chức năng chi viện hỏa lực trên chiến trường?

Tên lửa Hải quân Việt Nam khai hỏa - Sputnik Việt Nam
Bộ 3 lá chắn tên lửa bờ Việt Nam khai hỏa (Video)
Cần lưu ý rằng Lục quân Việt Nam hiện đã bắt đầu bước vào giai đoạn hiện đại hóa, ngoài hợp đồng 64 xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK thì dự báo trong tương lai không xa chúng ta sẽ phải đầu tư mua sắm pháo tự hành và pháo phản lực phóng loạt (MLRS) hiện đại nhằm tạo ra sự đồng bộ khi tác chiến.

Ứng viên sáng giá cho vị trí MLRS thế hệ mới của Việt Nam từng được nhắc đến là tổ hợp BM-30 Smerch do Nga sản xuất, tuy nhiên đặt cạnh EXTRA thì hệ thống này có nhiều nhược điểm.

Mặc dù cùng trang bị loại đạn cỡ 300 mm nhưng tầm bắn của Smerch chỉ là 90 km với sai số 50 — 70 m, trong khi EXTRA là 150 km và sai lệch mục tiêu dưới 10 m. Cho nên sẽ tốt hơn nếu cả Lục quân lẫn Hải quân cùng sử dụng một loại đạn phản lực dẫn đường nhằm tạo sự đồng bộ cho vấn đề đảm bảo hậu cần kỹ thuật.

© Ảnh : Báo Đất ViệtĐạn phản lực dẫn đường AccuLAR và EXTRA tham dự Lễ thượng cờ tàu ngầm Kilo 636
Đạn phản lực dẫn đường AccuLAR và EXTRA tham dự Lễ thượng cờ tàu ngầm Kilo 636 - Sputnik Việt Nam
Đạn phản lực dẫn đường AccuLAR và EXTRA tham dự Lễ thượng cờ tàu ngầm Kilo 636

tên lửa hành trình chống hạm P-15 Termit - Sputnik Việt Nam
Báo Trung Quốc bình luận sức mạnh tên lửa bờ 4K51 Rubezh của Việt Nam
Vấn đề tiếp theo đó là nếu Lục quân cũng sử dụng đạn EXTRA và AccuLAR thì có nên mua sắm những tổ hợp mới đặt trên khung gầm chuyên dụng, hay đi theo cách làm của Hải quân đó là đặt bệ phóng lên xe tải bánh lốp?

Quan sát những tấm ảnh chụp các loại đạn phản lực dẫn đường này khi nó xuất hiện trong một số sự kiện thì dễ nhận thấy toàn bộ phần bệ phóng triển khai trên mặt đất đã được gắn trên khung xe tải, chỉ cần thêm thao tác nối dây điều khiển nữa là nó sẽ phóng được ngay trong tư thế này, vì lực giật rất nhỏ nếu so sánh với các loại lựu pháo hay pháo phòng không.

Do vậy thời điểm trước mắt, khi số lượng trang bị còn hạn chế thì có thể tính tới việc điều động phối thuộc một số tổ hợp EXTRA và AccuLAR của Hải quân sang cho Lục quân để đảm nhiệm vai trò pháo phản lực phóng loạt.

© Ảnh : Báo Đất ViệtĐạn phản lực dẫn đường AccuLAR và EXTRA của Việt Nam xuất hiện trong Lễ duyệt binh chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hải quân
Đạn phản lực dẫn đường AccuLAR và EXTRA của Việt Nam xuất hiện trong Lễ duyệt binh chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hải quân - Sputnik Việt Nam
Đạn phản lực dẫn đường AccuLAR và EXTRA của Việt Nam xuất hiện trong Lễ duyệt binh chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Hải quân

Tuy nhiên trong tương lai thì chúng ta rất vẫn nên đầu tư mua sắm những hệ thống Lynx hoàn chỉnh.

Theo: Báo Hải quân, Báo Đất Việt

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала