Nguyên phó thống đốc Đặng Thanh Bình: "Tôi rất ân hận!"

© Ảnh : Dân TríBị cáo Đặng Thanh Bình
Bị cáo Đặng Thanh Bình - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ông Đặng Thanh Bình nói rằng trách nhiệm cá nhân của ông đã được đánh giá thấu đáo tại phiên tòa. Ông Bình thừa nhận mình chưa làm đúng, trọn vẹn nhưng tự hào vì việc tái cơ cấu ngân hàng giúp giữ vững được an ninh tiền tệ.

Sau 4 ngày xét xử, hôm nay 28-6, ông Đặng Thanh Bình — nguyên phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các bị cáo đã nói lời sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án. 

Bị cáo Đặng Thanh Bình - Sputnik Việt Nam
Nguyên Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình khóc nghẹn nói về "động cơ trong sáng"

NHNN biết rõ ông Danh không đủ tiêu chuẩn 

Trước đó, trong phần tranh luận, các luật sư bào chữa cho bị cáo đều đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ mức hình phạt cho các bị cáo vì bối cảnh làm việc khi đó nhiều khó khăn. 

Tranh luận lại, đại diện Viện kiểm sát (VKS) cho rằng việc truy tố các bị cáo là đúng nhưng cũng đề nghị HĐXX xem xét phần kiến nghị của các luật sư. 

Trong phần tranh luận, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Phạm Công Danh có nói đến vấn đề hậu quả của vụ án này liên quan đến hai vụ án của ông Phạm Công Danh. Theo luật sư Phan Trung Hoài, ông Danh tham gia tái cơ cấu ngân hàng và tăng vốn điều lệ liên quan đến nhóm giám sát. 

Cáo trạng và kết luận điều tra đều khẳng định ông Danh có thủ đoạn tinh vi làm thiệt hại 15.000 tỉ. Số tiền này liên quan trực tiếp đến cấu thành tội phạm của các bị cáo ngồi đây. 

© Ảnh : HOÀNG ĐIỆP/Tuổi TrẻLuật sư Phan Trung Hoài
Luật sư Phan Trung Hoài - Sputnik Việt Nam
Luật sư Phan Trung Hoài

Ông Đặng Thanh Bình - Sputnik Việt Nam
Ông Đặng Thanh Bình: "Thống đốc mới là người quyết định cuối cùng!"
Theo luật sư Hoài, về mặt pháp lý, quy định của Luật các tổ chức tín dụng đòi hỏi nguồn vốn của các nhà đầu tư mới là phải có thật, không đi vay. Nhưng thực tế, việc tăng vốn điều lệ 4.500 tỉ thì tiền này được xác định là tiền vay từ 3 ngân hàng BIDV, Sacombank, TPbank (liên quan đến vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2). 

"NHNN biết đó là tiền vay thì có chấp nhận phương án tái cơ cấu không? Các cơ quan liên quan của NHNN biết rõ điều ấy. Nhưng các cá nhân và các cơ quan này không xử lý mà chấp thuận tái cơ cấu và chấp nhận để ông Danh chính thức tiếp nhận ngân hàng" — ông Hoài nói. 

Về hậu quả của vụ án, phần luận tội nêu rõ hành vi của các bị cáo gây thiệt hại 15.000 tỉ đồng và giai đoạn 1 vụ án Phạm Công Danh đã xử xong, việc thi hành án cũng đã đạt được kết quả tốt. Trong giai đoạn 2 của vụ án, VKS từng đề nghị thu hồi tiền từ ba ngân hàng nói trên để khắc phục hậu quả. 

Nếu thu hồi tiền từ ba ngân hàng thì Ngân hàng Xây dựng không thiệt hại. Tuy nhiên, vấn đề hậu quả của vụ án Phạm Công Danh, đại diện VKS cho rằng không xem xét ở trong phiên tòa này. 

Ông Đặng Thanh Bình (thứ 3 từ trái qua) khi còn đương chức - Sputnik Việt Nam
Ông Đặng Thanh Bình hầu tòa: Vì đâu nên nỗi?
Luật sư khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Phạm Công Danh thì cho rằng ông Danh đã bị lừa khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng. Bởi nếu ngân hàng được đặt trong tình trạng đặc biệt thì ông Danh không phải tù tội như ngày hôm nay. 

Về ý kiến này, luật sư bào chữa cho ông Đặng Thanh Bình phủ nhận và cho rằng việc lừa dối NHNN chính là có sự tham gia của ông Danh khi lập đề án tái cơ cấu. 

"Tôi rất ân hận"  

Nói lời sau cùng, bị cáo Đặng Thanh Bình cho rằng các cáo buộc với ông đã được làm rõ. "Trách nhiệm cá nhân, tôi thấy rằng VKS cũng đã đánh giá thấu đáo. Trước áp lực lớn của công việc, tái cơ cấu không chỉ sáu ngân hàng yếu kém, nhưng giữ vững được an ninh tiền tệ là điều tôi tự hào" — ông Bình nói. 

Ông Bình cũng cho rằng Ngân hàng Đại Tín có khó khăn riêng, đặc biệt phải đối mặt với hàng loạt hành vi vi phạm chưa có tiền lệ tại ngân hàng xảy ra trong thời gian ngắn vậy. Tại phiên tòa, HĐXX đã làm rõ, dù nguyên nhân tại đâu thì vai trò của hoạt động thanh tra giám sát là vô cùng quan trọng, nó thể hiện sự thành bại của ngân hàng. 

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm - Sputnik Việt Nam
Bộ công an Việt Nam phá án tham nhũng gian khổ như thế nào?
Khẳng định mình không chối bỏ trách nhiệm hay làm xấu đi tình trạng của các đồng nghiệp, mà là để rút kinh nghiệm cho các ngân hàng tái cơ cấu sau này, ông Bình đề nghị các lãnh đạo ngân hàng cần luôn quan tâm đến công tác thanh tra giám sát. 

Qua diễn biến phiên tòa, cá nhân ông Bình cũng thấy quá trình chỉ đạo triển khai công tác tái cơ cấu còn nhiều khuyết điểm, nhưng phải rõ ràng và rút kinh nghiệm. Các sai sót này có nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Còn nhiệm vụ tái cơ cấu nói chung và Ngân hàng Đại Tín nói riêng, là một đảng viên, lãnh đạo, ông Bình coi việc tham gia tái cơ cấu là nhiệm vụ chính trị. 

"Tôi ân hận vì mình chưa làm đúng, trọn vẹn. Tôi cũng mong muốn HDXX xem xét thấu đáo"- ông Bình nói. 

Các bị cáo khác cũng có lời nói sau cùng xin cảm ơn VKS và mong được nhận mức án khoan hồng. 

Dự kiến chiều 2-7 hội đồng xét xử sẽ tuyên án.

Theo: Tuổi Trẻ

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала