Chính sách "đổi mới", bắt đầu vào năm 1986, đã thay đổi đáng kể đời sống đất nước. Là một phần của chính sách này, Hà Nội đã áp dụng chiến lược chính sách đối ngoại hoàn toàn mới, cho phép thay đổi triệt để hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế một cách tốt hơn và từ đó cung cấp một cách đầy đủ nhất những điều kiện bên ngoài tạo thuận lợi cho bước đột phá kinh tế mạnh mẽ. Chiến lược này dựa trên công thức trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ sáu: thực hiện chính sách đối ngoại đa phương, độc lập, tự chủ; đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, chủ động và tham gia tích cực hội nhập quốc tế, xứng đáng là người bạn và đối tác đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế. Và đã hơn 30 năm nay, chính sách này mang lại kết quả ấn tượng.
Thành tựu lớn nhất và mang tính lịch sử quan trọng nhất của chính sách đổi mới trong lĩnh vực quan hệ quốc tế là việc Việt Nam tham gia tổ chức ASEAN năm 1995. Đối với Hà Nội, ASEAN - đồng minh mạnh mẽ, và nếu tính đến vai trò của tổ chức này trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam có thể hy vọng vào sự ủng hộ của liên minh trong việc giải quyết các vấn đề hiện đại hóa đất nước, tăng cường an ninh quốc gia và củng cố vị thế quốc tế. Mặt khác, Việt Nam, đất nước có trọng lượng quân sự — chính trị lớn lao và tiềm năng kinh tế ngày càng tăng, đã làm cho ASEAN trở thành một tổ chức khu vực mạnh mẽ hơn.
Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, mối quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ, kẻ thù cũ của đất nước, đang phát triển rất tích cực. Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn được đưa vào danh sách những chuyến công du châu Á của những nhân vật quan trọng nhất trong chính quyền Hoa Kỳ và các tổng thống Mỹ. Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch thương mại 50,8 tỷ USD vào năm 2017 và Việt Nam có thặng dư 32,4 tỷ USD, một điểm rất quan trọng đối với Hà Nội. Hoa Kỳ cũng đang tìm cách phát triển hợp tác quân sự với Việt Nam, xem đó như một tiền đồn ở Đông Nam Á để kìm giữ sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc.
Việt Nam trở thành một trong những điểm mấu chốt trong chính sách Thái Bình Dương của các cường quốc trên thế giới và cân bằng khéo léo giữa các nước đó. Cơ sở cho việc cân bằng như vậy là nguyên tắc quan trọng nhất của chính sách đối ngoại Việt Nam — nguyên tắc "ba không": không tham gia vào các khối quân sự, không triển khai căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, không liên minh với bất kỳ quốc gia nào chống lại nước khác. Xác nhận cho chính sách này chúng ta nhận thấy trong tình huống với một trong những vịnh biển sâu nhất thế giới ở Cam ranh, tại đó từng có căn cứ hải quân Mỹ và sau đó là của Liên Xô. Hiện tại ở đây là căn cứ của hạm đội ngầm Việt Nam, được thiết lập với sự giúp đỡ của Nga. Mỹ cũng muốn đặt cơ sở của họ tại đây một lần nữa. Bắc Kinh thì đề nghị đầu tư 1 tỷ USD vào kinh tế của Việt Nam chỉ để nhận được sự đồng ý thuê căn cứ và sau đó là 500 triệu USD để thanh toán cho hợp đồng thuê mỗi năm. Nhưng Hà Nội kiên quyết tuân thủ nguyên tắc "ba không".
Ấn Độ đang thể hiện mối quan tâm lớn tới Việt Nam, coi đó là một trong những trụ cột trung tâm trong chính sách "Hướng Đông" của nước này và đối trọng với Trung Quốc, đối thủ chính trong khu vực. Trong chính sách của Việt Nam, trọng tâm là phát triển mối quan hệ với Nhật Bản, đó là nước chủ nợ lớn nhất của Việt Nam theo tuyến nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn lớn thứ hai theo đường đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hà Nội duy trì quan hệ tốt với cả hai quốc gia Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Việt Nam đang phát triển thành công quan hệ với các nước châu Âu. Đã ký thỏa thuận về việc thành lập khu vực thương mại tự do với EU, văn bản cần phải được phê chuẩn bởi tất cả các thành viên liên minh. Xuất hiện một số điểm phức tạp trong mối quan hệ là sự cáo buộc Hà Nội "trong vụ bắt cóc" Trịnh Xuân Thanh, khi chạy trốn ở Berlin. Nhưng châu Âu quan tâm đến thị trường "con hổ châu Á mới", như tất cả vẫn thường gọi Việt Nam, và nhiều khả năng, việc phê chuẩn sẽ diễn ra thành công.
Quan tâm đến việc phát triển hợp tác với Việt Nam còn có Australia, New Zealand, Canada, các nước Trung và Nam Mỹ. Việt Nam bắt đầu tăng cường quan hệ với các nước châu Phi. Bằng chứng của việc này là chuyến thăm hiện nay của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tới Ethiopia và Ai Cập. Bằng chứng của sự tin tưởng và tôn trọng đối với Việt Nam là việc nhóm các nước châu Á — Thái Bình Dương thuộc LHQ đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất vào vị trí nước thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ trong 2020 — 2021 vào ngày 25 tháng 5 năm nay. Hiện Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược với 16 quốc gia, và hợp tác toàn diện với 11 quốc gia.
Phát biểu tại hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 vừa tổ chức tại Hà Nội, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng cho rằng: trong bối cảnh tình hình thế giới rất phức tạp, không có sự tôn trọng luật pháp quốc tế, phát triển chủ nghĩa bảo hộ và tiến hành cuộc chiến thương mại, vai trò của các tổ chức quốc tế lớn như WTO và APEC hiện đang bị đe dọa. Trong hoàn cảnh này, quyền lợi cơ bản của Việt Nam đòi hỏi Hà Nội phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn và chính sách đối ngoại tích cực hơn, đặc biệt là trong khu vực. Và chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn rằng tiếng nói đó sẽ vang lên mạnh mẽ.