Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 được dư luận và báo chí Arab quan tâm. Nhiều tin, bài phân tích về thách thức đối với kinh tế của khối ASEAN trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, cũng như những thành công mà Việt Nam đạt được thời gian qua.
Tờ báo điện tử Albayan của UAE có bài nhận định, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có đủ linh hoạt để phát triển trong bối cảnh các chuyển đổi khu vực và toàn cầu đang diễn ra ngày hôm nay? Để vượt qua các rào cản của cạnh tranh kinh tế quốc tế, các nước ASEAN phải đưa ra những quyết định quan trọng về vai trò xã hội trong các vấn đề khu vực.
Bằng cách đưa ra những lựa chọn đúng đắn, khu vực này có thể biến những khó khăn và mất cân bằng thành một cơ hội cho một tương lai. Trong cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, các nước ASEAN đang phát triển đáng kể trong lĩnh vực công nghệ như trí tuệ nhân tạo, robot tiên tiến, xe tự lái, chuyển nền kinh tế, các doanh nghiệp và cộng đồng.
Việc tạo ra một thị trường dịch vụ thống nhất sẽ rất quan trọng. Với một thị trường số thống nhất, các nước ASEAN có thể thực sự phát triển các dịch vụ trong khu vực về tài chính, y tế, giáo dục và thương mại điện tử. Sự củng cố của cộng đồng an ninh chính trị không kém phần quan trọng. Với cơ cấu quản trị toàn cầu nhiều thách thức như hiện nay, các quốc gia ASEAN phải củng cố hơn nữa uy tín và vị thế để tiếng nói có ảnh hưởng hơn và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các khu vực khác.
Trong bối cảnh địa chính trị đang phát triển và với sự gia tăng của các cường quốc khác, ASEAN có nguy cơ mất cam kết tập thể của mình đối với tầm nhìn chung của khu vực và một vị trí chung về các vấn đề địa chính trị. Nhiều nhà quan sát tin rằng, các nước khác đang chia rẽ sự đồng thuận của ASEAN bằng cách phát triển sự phụ thuộc vào từng quốc gia dựa trên đầu tư, thương mại và viện trợ. Trừ khi ASEAN duy trì sự đoàn kết như là một khối, hòa giải các bất đồng và hình thành các nguyên tắc ứng xử và tương tác quốc tế.
Các chuyên gia kinh tế chính trị của các khu vực Arab cũng đánh giá cao vai trò và vị thế của Việt Nam, nhất là trong phát triển kinh tế trong bổi cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Từ một nước nghèo sau chiến tranh, Việt Nam đã thành công với chính sách Đổi mới năm 1986 và các chiến lược, chính sách thành công trong những năm qua đã đưa Việt Nam đã trở thành một cường quốc kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á và châu Á.
Một số chuyên gia kinh tế khu vực nhận định, Việt Nam trở thành một con hổ kinh tế hiện đại với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm hơn 7%, có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nước châu Á,các quốc gia ASEAN và tin tưởng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn nữa trong tương lai. Nhiều sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam có mặt tại các nước công nghiệp lớn như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, châu Âu. Việt Nam đã gia nhập "Câu lạc bộ con hổ kinh tế ASIAN" cùng với Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Indonesia. Người dân Việt Nam là những người hạnh phúc hơn theo chỉ số hạnh phúc toàn cầu.
Nhờ đó, Việt Nam đứng thứ 68 toàn cầu Theo báo cáo Môi trường Kinh doanh 2018 do Ngân hàng Thế giới đưa ra nhờ vào các cải cách môi trường kinh doanh và xếp hạng 55 trên toàn thế giới theo Báo cáo Cạnh tranh quốc tế năm 2017-2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Ngoài việc ký các thỏa thuận, hiệp định thương mại tự do với nhiều cường quốc kinh tế lớn, Việt Nam chú ý đến phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng nhằm góp phần quan trọng thúc đẩy cải cách kinh tế và mở rộng hợp tác. Đó là bài học đối với các nước đang phát triển ở khu vực châu Phi, Trung Đông và là lý do chính sách đối ngoại của các nước trong khu vực chọn hướng Đông trong thời gian vừa qua. Hợp tác với Việt Nam sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên.