Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là mối đe dọa đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương

© Ảnh : APEC SecretariatBộ trưởng Tài chính APEC họp ở thủ đô của Papua New Guinea
Bộ trưởng Tài chính APEC họp ở thủ đô của Papua New Guinea - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Các Bộ trưởng Tài chính APEC nhóm họp ở thủ đô của Papua New Guinea tỏ ra sự lo ngại về tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Bản tuyên bố chung của Hội nghị viết rằng, những căng thẳng thương mại và địa chính trị leo thang giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là một mối đe dọa thực sự đối với sự phát triển và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 25 đã được tổ chức tại Port Moresby, Papua New Guinea trong hai ngày 16-17/10.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc qua mặt Trump. Tại sao Mỹ đang thua dần trong cuộc chiến thương mại
Bản tuyên bố chung viết, những căng thẳng thương mại và địa chính trị làm tăng nguy cơ đe dọa nền kinh tế toàn cầu. Sau cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính APEC, Bộ trưởng Tài chính Papua New Guinea cảnh báo "các xu hướng bảo hộ xuất phát từ căng thẳng thương mại và sự gia tăng nợ đang gây trở ngại và là một mối đe dọa thực sự đối với sự phát triển và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Hãng Agence France Presse đưa tin.

Trong khi đó, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Dư Úy Bình (Yu Weiping) đã nói rõ với các đồng nghiệp APEC: bất chấp cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển ổn định với xu hướng cải thiện. Thứ trưởng Dư Úy Bình nhấn mạnh rằng, trong 12 quý nền kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao 6,7-6,9%, hãng Tân Hoa Xã đưa tin. Quan chức Trung Quốc hứa rằng, chính phủ sẽ tiếp tục thực thi một chính sách tài chính tích cực để hình thành một môi trường kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Điều gì ẩn giấu đằng sau cuộc chiến tranh thương mại?
Trước những lo ngại rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi chính sách đồng USD mạnh và những nghi ngại tương tự đối với Trung Quốc rằng nước này cũng đang thao túng tỷ giá hối đoái để có được lợi thế cạnh tranh, các nền kinh tế APEC cho biết sẽ không phá giá tiền tệ và sẽ không dùng tỷ giá làm công cụ để cạnh tranh.

Trong khi đó, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ không tìm thấy đủ bằng chứng nào để xác nhận quan điểm của Donald Trump lại tố Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ. Trong báo cáo thường kỳ về chủ đề này mà Bộ Ngân khố Mỹ đã công bố hôm thứ Tư không có bất kỳ cáo buộc nào chống lại Trung Quốc vì thao túng tỷ giá hối đoái. Đồng thời, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Stephen Mnuchin bày tỏ lo ngại về việc hệ thống tài chính của Trung Quốc thiếu minh bạch và đồng tiền quốc gia là rất yếu. "Điều này gây ra những vấn đề nghiêm trọng, gây cản trở cho thương mại công bằng và cân bằng hơn, và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và phân tích chính sách tiền tệ của Trung Quốc, bao gồm thông qua các cuộc thảo luận liên tục với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc",  — hãng France Presse trích dẫn câu nói của quan chức Mỹ.

Сontainer - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh thương mại – Việt Nam đứng bên nào?
Chỉ vài giờ sau khi Bộ Ngân khố Hoa Kỳ quyết định không cáo buộc Trung Quốc là một kẻ thao túng tiền tệ, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạ tỷ giá tham chiếu hằng ngày của nhân dân tệ xuống mức tối thiểu trong 21 tháng qua. Đồng thời, tỷ giá NDT giảm mạnh nhất trong 2 tháng qua. Một số nhà quan sát gọi sự phá giá của đồng nhân dân tệ là một cú đánh mới trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và là một "thông điệp tinh tế" gửi cho Trump và Mnuchin.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với Fox Business, Donald Trump lại tố Trung Quốc không tỏ ý sẵn sàng tiếp tục đàm phán thương mại với Hoa Kỳ. Ông lại một lần nữa bày tỏ quan điểm rằng, Trung Quốc hàng năm "bơm ra 500 tỷ đô la" từ nền kinh tế Mỹ, rằng "đã đến lúc chấm dứt tình trạng này."

Trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, nhà phân tích chính trị Alexander Larin bình luận về các phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ và lưu ý rằng, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận các điều kiện của phía Mỹ trong đàm phán thương mại:

Đô la Mỹ - Sputnik Việt Nam
Việt Nam ra sao nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang?

"Trung Quốc không đồng ý cung cấp cho Mỹ những gì họ muốn, không đồng ý đạt tới thỏa hiệp trên các điều kiện của Mỹ. Trung Quốc cho rằng, họ có cơ hội tìm cách ép Mỹ nhượng bộ để trở về với điều kiện cũ. Khi Hoa Kỳ và Trung Quốc mới bước vào thời kỳ cuộc chiến thương mại và mới bắt đầu đàm phán, Trung Quốc đã hy vọng rằng, họ có thể đạt được thỏa hiệp và giữ nguyên vị trí cũ nhờ các hợp đồng thương mại lớn với Hoa Kỳ. Và Mỹ đã đưa ra những đề xuất như vậy, nhưng, hóa ra Washington muốn có nhiều hơn nữa. Trên thực tế, mục tiêu chính của cuộc chiến thương mại là kiềm chế sự đột phá công nghệ của Trung Quốc mà không chỉ loại bỏ thâm hụt thương mại".

Kể từ cuối tháng 9, Hoa Kỳ đánh thuế hải quan 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, tổng giá trị ước tính là 200 tỷ USD. Nhà Trắng đe dọa từ ngày 1/1/2019, mức thuế bổ sung sẽ tăng lên 25%. Nếu Trung Quốc áp dụng các biện pháp đáp trả mới, Donald Trump có ý định áp đặt mức thuế bổ sung lên hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc trị giá 267 tỷ USD.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала