Sĩ quan quân đội, công an cũng phải kê khai tài sản lần đầu

© Ảnh : Dân TríCông an Nhân dân Việt Nam
Công an Nhân dân Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dự thảo mới nhất của Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi đã được chỉnh lý theo hướng quy định người có nghĩa vụ kê khai lần đầu bao gồm cả sĩ quan, quân nhân lực lượng vũ trang, báo Tuổi trẻ Online phản ánh.

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc chỉnh lý này là để bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng về từng bước mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng chống tham nhũng (PCTN) trong tình hình hiện nay. 

Đại tá Lê Văn Tam - Sputnik Việt Nam
Lương cán bộ phải đến 277 năm mới có 100 tỷ, biệt phủ của GĐ Công an Đà Nẵng ở đâu ra?

Theo đó, quy định người có nghĩa vụ kê khai lần đầu bao gồm cả sĩ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và quân nhân chuyên nghiệp.

Sau 31-12-2019 sẽ xử lý người không chứng minh được nguồn gốc tài sản

Việc xử lý đối với nhóm tài sản không rõ nguồn gốc vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi và có ý kiến khác nhau. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa ra 2 phương án để xin ý kiến các đại biểu.

Phương án 1 là việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc sẽ do Tòa án xem xét, quyết định.

© Ảnh : kontumtv.vnĐBQH Tô Văn Tám
ĐBQH Tô Văn Tám - Sputnik Việt Nam
ĐBQH Tô Văn Tám

Quốc hội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Sĩ quan quân đội và công an là đối tượng kê khai tài sản
Tòa án có thể không chấp nhận yêu cầu của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập trong trường hợp người có nghĩa vụ kê khai giải trình hợp lý về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm; hoặc quyết định thu hồi tài sản, thu nhập cho Nhà nước trong trường hợp người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.

Phương án 2 là trường hợp kết luận tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc và cơ quan có thẩm quyền cũng không chứng minh được tài sản, thu nhập này do vi phạm pháp luật mà có thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành kết luận xác minh, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập chuyển vụ việc cho cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền yêu cầu thu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.

Người phải nộp thuế có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Việc thu thuế không loại trừ việc xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và tịch thu tài sản đối với ngườicó nghĩa vụ kê khai, nếu các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, giải quyết vụ án hình sự mà chứng minh được tài sản, thu nhập này do vi phạm pháp luật mà có.

© Ảnh : VNEĐại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình)
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình)  - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình)

Ông Nguyễn Xuân Anh (trái) và ông Huỳnh Đức Thơ - Sputnik Việt Nam
Ai đã “tuồn” bản kê khai tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng ra ngoài?
Dù phương án nào được lựa chọn thì theo nguyên tắc pháp luật không hồi tố, các tài sản, thu nhập tăng thêm hình thành trước ngày 31-12-2019 sẽ không áp dụng.

Kể từ ngày 1-1-2020 khi Luật PCTN sửa đổi dự kiến có hiệu lực, nếu người có nghĩa vụ kê khai có tài sản, thu nhập tăng thêm giải trình không hợp lý về nguồn gốc thì sẽ bị xử lý theo quy định của luật này.

Mở rộng ra cả ngoài nhà nước

Dự thảo luật cũng mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước, theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cần thiết. 

Bởi trên thực tế, tình hình tham nhũng ở khu vực ngoài nhà nước đã và đang làm ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước và hiệu quả công tác PCTN.

Hiện Bộ luật Hình sự đã mở rộng quy định xử lý tội phạm về tham nhũng trong mọi tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước. 

Phiên họp toàn thể của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam: 3 trường hợp bị xử lý kê khai tài sản, thu nhập có cả cán bộ cấp cao
Các doanh nghiệp ngoài nhà nước, tổ chức tôn giáo và tổ chức xã hội khác khi thực hiện hoạt động liên quan đến vốn, tài sản của nhà nước hoặc có huy động các khoản đóng góp của nhân dân đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật nêu trên và pháp luật khác có liên quan; nếu có hành vi tham nhũng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Về nội dung cần thiết phải có quy định thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng pháp luật đã có quy định về thanh tra chuyên ngành đối với việc thực hiện quy định của Luật Doanh nghiệp về công khai hoạt động, công bố thông tin đối với công ty đại chúng, tổ chức tín dụng… 

Do đó, để việc thanh tra không gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của doanh nghiệp, dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng bổ sung căn cứ "khi có dấu hiệu rõ ràng về việc vi phạm…" mới tiến hành thanh tra. 

Để tránh việc một doanh nghiệp, tổ chức xã hội bị thanh tra nhiều lần bởi nhiều cơ quan thanh tra khác nhau về cùng một nội dung, dự thảo luật giao cho Tổng thanh tra Chính phủ hướng dẫn xử lý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала