Bắt đầu từ hôm nay (29/10) cho đến gần hết tuần, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Các đại biểu cũng có hơn 2 ngày để chất vấn các thành viên Chính phủ. Toàn bộ các nội dung này đều được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Chúng tôi có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Bá Sơn — Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Bá Sơn: Kỳ này họp này chuyển trọng tâm nội dung chất vấn, nếu có nội dung mới thì các đại biểu gửi câu hỏi bằng văn bản tới người được chất vấn.
PV: Thưa ông, có thể nói phiên chất vấn tại kỳ họp này là giám sát việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ?
Anh hứa trước Quốc hội nhưng anh có làm không, làm đến đâu, kết quả thế nào và kết quả đến đó đã đạt chưa. Đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục truy vấn phải như thế nào cho tốt hơn.
Có thể nói đây là bước rất quan trọng trong hoạt động giám sát trực tiếp của Quốc hội tại nghị trường. Điều đó thể hiện điều Quốc hội đeo đuổi, giám sát tới cùng chứ không phải chỉ nêu lên vấn đề — trả lời — rồi để đó.
Các đại biểu rà soát các nội dung chất vấn và trả lời trước đây. Có nghĩa rằng công việc đặt ra cần phải được rà soát, xem xét về quyết tâm, hiệu quả mà chúng ta đã làm. Đó là việc rất tốt!
Ông Nguyễn Bá Sơn: Tôi nghĩ đại biểu sẽ quyết liệt vì chúng ta kế thừa không khí và phong cách làm việc của những kỳ họp vừa rồi. Thái độ nghiêm túc, quyết âm cao hơn cho thấy một điều các thành viên Chính phủ, trưởng ngành cũng phải tập trung giải quyết vấn đề.
Tất nhiên có những việc đã hứa nhưng mức độ làm đến đâu thì các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục yêu cầu làm rõ tại kỳ họp này. Đây là một hoạt động giám sát và truy vấn trách nhiệm.
PV: Là một đại biểu thường đặt những câu hỏi chất vấn rất thẳng trên nghị trường, ông theo dõi và đánh giá việc thực hiện lợi hứa của người được chất vấn như thế nào?
Ví dụ như câu chuyện 18 con tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 hư hỏng nặng sau một vài chuyến đi biển chẳng hạn, hay việc xử lý 12 dự án kém hiệu quả. Chúng ta phải nhận diện rằng sau chất vấn thì Bộ trưởng bộ chủ quản và các bộ ngành liên quan đã tích cực vào cuộc. Nhưng vấn đề đặt ra thì họ không thể giải quyết xong trong thời gian ngắn, thậm chí liên quan chính sách.
Con đường đi tìm lại sự công bằng của ngư dân trong câu chuyện đóng 18 con tàu đó có lẽ đến hôm nay có những người còn gian nan lặn lội, nhưng quan trọng họ có con đường đi, có người giúp đỡ, có người giải quyết, thấy được cái đích cuối cùng. Tôi cho rằng chúng ta tạm thời chấp nhận như vậy nhưng mọi việc phải có cái đích cuối cùng.
Ông Nguyễn Bá Sơn: Tôi đánh giá cao sự chuyển biến tích cực đó, nhất là các thành viên Chính phủ, trưởng ngành. Điều đó dẫn đến những chỉ đạo, điều hành đúng mục tiêu hơn, sát việc hơn và quyết liệt hơn.
Anh không sát việc, không nắm vững thì chỉ đạo cũng sẽ không sát, không tránh khỏi sự chung chung, mà đã chung chung lại không dám quyết liệt, mũi tên mà anh bắn ra khó mà trúng đích.
PV: Ông nhận xét như thế nào về sự đổi mới trong hoạt động chất vấn? Sự thay đổi đó có thực sự tăng được tính tranh luận?
Đó là vấn đề mà cử tri, dư luận đang quan tâm vì anh đang chất vấn trực tiếp trước Hội trường và trước giám sát của cử tri. Câu hỏi ít hơn, thời gian ngắn lại nhưng vấn đề đặt ra trọng tâm, trọng điểm hơn. Vấn đề đưa ra cụ thể cũng yêu cầu Bộ trưởng nhận diện vấn đề nhanh chóng để trả lời, qua đó thể hiện vị đó nắm vấn đề thuộc phạm vi lĩnh vực của mình có chắc hay không.
Cá nhân tôi thấy không khí tranh luận mạnh hơn vì vấn đề đặt ra cụ thể chứ không chung chung.
PV: Phiên chất vấn tại Kỳ họp này mang tính chất giám sát việc thực hiện lợi hứa nên các đại biểu sẽ mong thành viên Chính phủ đưa ra được giải pháp cụ thể cho những tồn tại, hạn chế chứ không chỉ là nêu thực trạng, nguyên nhân?
PV: Xin cảm ơn ông!
Tại Kỳ họp thứ 4 cuối năm 2017, Đại biểu Nguyễn Bá Sơn nêu câu chuyện 18/37 tàu đánh cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của Chính phủ đã hư hỏng nặng sau một vài chuyến đi biển. Có ngư dân vay tiền tỷ để đóng tàu vươn khơi nhưng khi tàu bị hỏng, rỉ sét, thì đại diện của một công ty đóng tàu giải thích rằng, tàu hỏng là do nước biển mặn.
"Tôi không thể bình luận nổi câu trả lời này, nhưng chắc chắn một điều ngư dân đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, nợ ngân hàng đến hạn phải trả, lãi chồng lên nợ. Còn những bên liên quan đến sai phạm vẫn còn tranh cãi, tìm cách chối bỏ trách nhiệm" — Đại biểu Nguyễn Bá Sơn bức xúc khi đặt vấn đề trên nghị trường.
Tiêu đề do tòa soạn đặt lại