Hiện nay Việt Nam đang sở hữu những tên lửa phòng tầm xa Kh-35E có tầm bắn nhỏ nhất là 5km. Trong khi đó, khoảng cách từ đảo tới các tàu đổ bộ đối phương quá gần, tình trạng đóng quân xen kẽ trên quần đảo Trường Sa khiến khó có thể khai hỏa.
Thêm nữa, các tên lửa như Kh-35E là những vũ khí hạng nặng được ưu tiên dùng để tiêu diệt các tàu chiến cỡ lớn. Vì thế, đối với các tàu, xuồng đổ bộ có diện tích phản xạ thấp, tốc độ cao, Kh-35E sẽ có xác suất tiêu diệt thấp.
Chính vì vậy, kho tên lửa chống tăng hiện có của Việt Nam có thể đảm nhận tốt nhiệm vụ này. So với pháo được đặt cố định trên đảo thì các loại vũ khí chống tăng có xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn nhiều.
Mặc dù cự ly bắn ngắn, độ chính xác không cao như các loại vũ khí có điều khiển khác nhưng B41 lại cực kỳ đơn giản, linh hoạt, uy lực lớn và rẻ tiền nên dễ dàng trang bị, huấn luyện.
Loại vũ khí chống tăng tiếp theo là SPG-9, với khối lượng tổng thể là 49,7 kg, tầm bắn hiệu quả của đạn xuyên giáp 1.300m và của đạn nổ phá mảnh 4.500m thì loại vũ khí này rất phù hợp với các đảo trên quần đảo Trường Sa.
Với kích cỡ, trọng lượng đó, RPG-29 có thể mang vác, cũng như bắn từ trên vai người lính. Tầm bắn hiệu quả bằng kính ngắm là 450m, tốc độ bắn 4 quả/phút, khả năng xuyên giáp 650mm ở góc chạm 60 độ. Đạn nhiệt áp TBG-29V khi nổ tạo ra sóng xung kích với cường độ rất lớn, gây ra sức nóng tiêu diệt sinh lực đối phương trong bán kính 10m.
Không chỉ dùng các loại súng phóng rocket chống tăng không điều khiển như B41, SPG-9, RPG-29 mà Hải quân Việt Nam còn dùng các loại tên lửa chống tăng có điều khiển với tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn.
Nhưng đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của tên lửa chống tăng vác vai hạng nhẹ MATADOR có xuất xứ từ Israel. MATADOR có kích thước nhỏ, nhẹ nhất với trọng lượng chưa nạp đạn là 8.9kg và khi nạp đạn là 14.2kg, có thể tác chiến trong không gian chật hẹp. Tầm bắn hiệu quả khoảng 500m, sơ tốc đầu nòng 250m/s.
Những vũ khí này tạo nên mạng lưới vũ khí chống đổ bộ dày đặc và hiệu quả cho lực lượng phòng thủ đảo của Việt Nam.