Tính thời sự của triển lãm này đối với Nga hiện nay đặc biệt quan trọng, bởi những biện pháp trừng phạt đã hạn chế sự tham gia của Nga vào các cuộc trưng bày hàng không-vũ trụ ở châu Âu, cụ thể là ở Farnborough (Anh) và Bourget (Pháp). Do đó, Nga đã mang đến sàn Triển lãm Châu Hải không chỉ các mẫu công nghệ hàng không quân sự, dân dụng và không gian-vũ trụ mà còn cả những đề xuất hợp tác mới dành cho các đối tác nước ngoài trong những lĩnh vực khác nhau, kể cả về công nghệ quân sự.
Ông Viktor Kladov dẫn đầu phái đoàn Rostec, Giám đốc chuyên trách hợp tác quốc tế và chính sách khu vực của tập đoàn đã kể với ông Sergei Safonov lãnh đạo phân ban biên tập của hãng thông tấn "Rossiya Segodnya" (Sputnik) về những đề xuất và nội dung mà các đại diện Nga sẽ đưa ra thảo luận tại diễn đàn ở Trung Quốc.
-Thưa ông Viktor Nikolayevich, hôm nay trong cặp hồ sơ đặt hàng của Rosoboronexport có những gì?
Ông Viktor Kladov: Theo kết quả năm 2017, khối lượng hợp tác quân sự — kỹ thuật theo tuyến Rosoboronexport đạt 13,4 tỷ USD. Cặp hồ sơ đặt hàng đạt 45 tỷ USD. Năm vẫn chưa kết thúc, nhưng số đơn đặt hàng vẫn tiếp tục tăng. Bây giờ có con số trên 50 tỷ USD. Ngày nay, phần lớn nhờ công việc tích cực chủ động của Rostec mà Nga vững tin giữ vị trí thứ hai thế giới về khối lượng hợp tác kỹ thuật-quân sự.
-Hiện nay quan hệ giữa Nga và Trung Quốc phát triển năng động ra sao? Lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ có gây ảnh hưởng gì chăng?
Ông Viktor Kladov: Hai nước duy trì hợp tác quân sự-kỹ thuật quy mô lớn trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta, được tăng cường qua mỗi năm.
Có sự phát triển năng động cả theo tuyến quân sự-kỹ thuật. Đây không phải là cụm từ sáo rỗng. Còn về tác động từ trừng phạt của Mỹ thì tôi muốn nói là tôi đã ngạc nhiên một cách dễ chịu, vì lệnh trừng phạt đang giúp đối tác Trung Quốc của chúng ta khởi động tốt. Không nên giao tiếp với một đất nước vĩ đại, với một cầu thủ lớn trên vũ đài thế giới bằng thứ ngôn ngữ áp lực và bằng giọng đe dọa đưa ra tối hậu thư.
-Liệu có bảo lưu mốc dứt khoát thực hiện hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, thưa ông?
Ông Viktor Kladov: Bảo lưu chứ, tất cả đang diễn ra theo đúng mốc thời gian đã thỏa thuận. Và hợp đồng sẽ được thực hiện đúng hạn.
Tiện đây tôi muốn lưu ý rằng các chiến đấu cơ Su-35 đang nhận được phản hồi tích cực nhất của các phi công Trung Quốc. Mẫu máy bay Nga được họ yêu thích và khen ngợi vì những tính năng kỹ thuật và chiến thuật tuyệt hảo, lại còn dễ vận hành, có khả năng cơ động cao.
-Chúng ta có thảo luận kế hoạch thanh toán bằng đồng tiền quốc gia với Trung Quốc không?
Ông Viktor Kladov: Có, chúng tôi đang thảo luận vấn đề này, bởi chúng tôi muốn để hợp tác với Trung Quốc không bị lệ thuộc vào sự đỏng đảnh hay thay đổi của các bên thứ ba. Do đó, cơ chế tương ứng đang được thảo luận và tạo lập.
— Trở lại với dự án hợp tác mới, liệu có gì nữa để phô trương?
Ông Viktor Kladov: Đang hoàn thành công việc và sắp sửa ký hợp đồng cùng chung phát triển mẫu trực thăng hạng nặng dành cho Trung Quốc: đó sẽ là máy bay trực thăng nặng hơn Mi-17, nhưng nhẹ hơn Mi-26.
Tôi muốn đặc biệt lưu ý rằng đây là dự án thuần túy dân dụng cũng như dự án chế tạo máy bay thân rộng bay đường dài, một ví dụ sinh động về hợp tác Nga-Trung trong lĩnh vực công nghệ cao. Phạm vi sử dụng trực thăng tiên tiến hạng nặng này là vận tải dân sự và công tác cứu hộ ở vùng cao nguyên. Bởi thực tế phần lớn lãnh thổ của Trung Quốc là núi và cao nguyên.
- Xin nói về hợp tác quân sự — kỹ thuật với các nước châu Á-Thái Bình Dương: Một số phương tiện truyền thông loan báo có vấn đề với việc thực hiện hợp đồng ký kết gần đây nhằm cung cấp 11 chiến đấu cơ Su-35 cho Indonesia. Có đúng là đã hoãn việc thực thi hợp đồng?
Ông Viktor Kladov: Không, không hoãn. Nhưng để văn bản đi vào hiệu lực thì cần giải quyết một vài chi tiết kỹ thuật.
- Tức là vấn đề cung cấp cho tới nay vẫn mang tính thời sự?
Ông Viktor Kladov: Đúng vậy, chủ đề này vẫn mang tính thời sự. Máy bay được cung cấp theo nhiều lô, và đã thể hiện rất tốt trong điều kiện thực tế của Indonesia. Đã bàn giao lô xe chiến đấu bộ binh bọc thép, sắp tới sẽ cung cấp lô tiếp theo.
-Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến Myanmar, đã đạt thỏa thuận về cung cấp sáu chiến đấu cơ Su-30SM cho nước này. Vậy hợp đồng đã được ký chưa?
Ông Viktor Kladov: Rồi, đã ký hợp đồng trong năm nay và đang thực thi.
-Myanmar đã mua của Nga 10 máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130. Nhưng có tin là sẽ cung cấp lô sáu chiếc nữa, vậy số phận thỏa thuận này ra sao?
Ông Viktor Kladov: Quả thực là chúng ta đã cung cấp 10 máy bay, và việc cung cấp sáu chiếc tùy chọn hiện đang được xem xét triển khai.
- Việc thực hiện hợp đồng cung cấp cho Việt Nam lô 64 xe tăng T-90S và T-90SK được xúc tiến ở mức nào, thưa ông?
Ông Viktor Kladov: Đang bốc dỡ và vận chuyển, phần lớn thiết bị đã được đưa tới đúng chỗ.
- Hiện tại đang có liên hệ tích cực theo tuyến hợp tác kỹ thuật-quân sự với Philippines. Ông cho biết, các bên bây giờ đang thảo luận gì?
Ông Viktor Kladov: Đất nước này mua thiết bị quân sự của Mỹ suốt nhiều thập kỷ nay. Nhưng người Mỹ đã làm gì? Để không phải mang vũ khí trở lại lục địa, Mỹ giao hết cho người Philippines. Vì thế bây giờ có lượng lớn vũ khí cũ của Mỹ cần sửa chữa và thậm chí là phải thay thế. Họ đã phát triển chương trình hiện đại hóa, có kế hoạch về trang bị. Đồng thời, Tổng thống Duterte tin rằng ông không thể trông cậy vào các đối tác ở bên kia đại dương được nữa, vì họ hành xử không ổn. Ví dụ, họ ký hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng Canada-Mỹ. Nhưng Thủ tướng Canada Trudeau thì tuyên bố rằng chúng tôi còn đang nghĩ xem cung cấp hay là không, bởi không phải mọi sự với nhân quyền ở chỗ các vị đều tốt đẹp v.v… Đã có xì-căng-đan lớn. Ông Duterte đáp lại cũng với kiểu đó, rằng chúng tôi không thể làm việc với những người trước hết nhận tiền tạm ứng rồi sau lại nói là cần xem xét hành vi. Và hủy bỏ hợp đồng cung cấp trực thăng.
Tương ứng, ban lãnh đạo Philippines thể hiện mối quan tâm lớn đối với vũ khí Nga. Chúng ta đã tiếp phái đoàn rất đặc biệt tại diễn đàn "Quân đội" ở Kubinka. Và có cả quan tâm tới kỹ thuật máy bay trực thăng, cũng như tới tàu ngầm. Được biết là nước họ lên kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm. Tức là có quan tâm thật sự. Chúng tôi sẽ tích cực tham gia vào tất cả các cuộc đấu thầu được công bố.
Nhân đây xin nói thêm, cả lực lượng bảo vệ bờ biển của Philippines cũng có kế hoạch mua máy bay trực thăng phiên bản "cứu hộ". Đối với họ, điều này rất quan trọng vì Philippines nằm trong khu vực hay có bão, lốc xoáy, thiên tai xảy ra rất thường xuyên
- Một trong những khách hàng chính mua vũ khí của Nga là Ấn Độ. Hiện nay đang có hoạt động gì trong chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán về hợp tác kỹ thuật-quân sự? Số phận thỏa thuận Ấn Độ mua 48 máy bay trực thăng Mi-17V5 bây giờ ra sao?
Ông Viktor Kladov: Hợp đồng chưa được ký kết, quân đội Ấn Độ thay đổi các hạng mục ưu tiên. Đã ký hợp đồng lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại về cung cấp các tổ hợp S-400 cho Ấn Độ. Vì thế trước hết sẽ thực hiện hợp đồng này.
Tiếp đó, đang tiến hành hoạt động tích cực về thực hiện dự án cùng chung sản xuất trực thăng Ka-226 ở Ấn Độ. Đã thành lập liên doanh trong đó phía Ấn Độ sở hữu 50,5% cổ phần, phía Nga — 49,5%. Xí nghiệp này đã bắt đầu làm việc, có tiếp xúc thường xuyên với Bộ Quốc phòng Ấn Độ để kịp thời giải quyết mọi vấn đề.
- Vậy khi nào có thể chờ đợi mốc bắt đầu sản xuất?
Ông Viktor Kladov: Tôi nghĩ là đến cuối năm nay. Liên doanh đã chuẩn bị gói dự án thương mại-kỹ thuật, đề xuất dành cho người dùng cuối cùng tức là Bộ Quốc phòng. Hiện tại Bộ Quốc phòng với vai trò người tiếp nhận sản phẩm sẽ chỉ định các chi tiết. Sau đó, cơ quan quân sự cần phải ký hợp đồng với xí nghiệp liên doanh. Tiếp theo thực thể pháp lý của dự án này là liên doanh, sẽ ký hợp đồng, mua thiết bị, gửi kinh phí v.v….
- Hợp tác kỹ thuật-quân sự với Pakistan thì sao? Islamabad có quan tâm đến việc tiếp tục mua máy bay trực thăng của Nga hay chăng?
Ông Viktor Kladov: Quả thực là tập đoàn "Trực thăng Nga" đã bàn giao bốn máy bay trực thăng Mi-35M cho Pakistan. Các mẫu kỹ thuật này hết sức cần cho Pakistan để đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố. Islamabad ban đầu muốn mua 12 máy bay trực thăng nhưng hiện thời bởi những hạn chế về tài chính thấy rõ, nước này mới chỉ mua 4 chiếc.