Có những nguy cơ
Trở về từ Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 10 vừa tổ chức tại TP Đà Nẵng, Ths Hoàng Việt — thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông cho biết, hội thảo tổ chức trong hai ngày (8-9/11) với 8 phiên thảo luận, đề cập đến rất nhiều vấn đề xung quanh Biển Đông.
Theo Ths Hoàng Việt, các học giả đều nhất trí rằng tình hình Biển Đông thời gian qua đã có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng trở nên phức tạp hơn và chứa đựng nhiều tầng nấc, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, đặc biệt là Mỹ đã có nhiều thay đổi về chính sách, trong đó có chính sách với Trung Quốc.
Cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tranh giành ảnh hưởng tại khu vực Ấn Độ — Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á là trung tâm, có Biển Đông là vùng biển quan trọng.
"Nói cho cùng, Biển Đông chính là thương mại. Trong thời đại ngày nay, không ai muốn xảy ra chiến tranh về mặt quân sự nên ai nắm được chiến thắng về thương mại, người đó chiến thắng. Biển Đông là con đường thương mại quan trọng bậc nhất trên thế giới, ai kiểm soát được người đó nắm quyền chi phối. Vì lẽ đó, đây là nơi cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn tranh giành ảnh hưởng", Ths Hoàng Việt chỉ rõ.
Đầu tiên, Mỹ gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc, sau đó Mỹ gây sức ép về mặt quân sự, trong đó tăng cường các cuộc tuần tra trên Biển Đông, thúc đẩy các đồng minh của Mỹ cùng tham gia. Gần đây, Anh đã cho chiến hạm tuần tra trên Biển Đông và Pháp sắp tới cũng cho hàng không mẫu hạm tuần tra khu vực Biển Đông.
Điều đó cho thấy tình hình Biển Đông đầy những vấn đề sôi động, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ", Ths Hoàng Việt nhận định.
"Sau khi Trung Quốc bồi lấp, quân sự hóa trên một số đảo họ chiếm giữ trái phép ở Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, có vẻ Trung Quốc không muốn cho các quốc gia Đông Nam Á khác tiếp tục làm giống họ nên họ đã có những bước đi nhất định về COC.
Nhưng như đã nói, COC vẫn là con đường dài bởi nếu như rất nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, muốn COC phải là một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý thì Trung Quốc lại không muốn điều đó", ông Việt chỉ rõ.
Một vấn đề nổi bật khác khiến COC chưa thể đi tới kết luận cuối cùng, đó là việc khai thác chung.
"Điều này làm dấy lên quan ngại vì chính sách của Trung Quốc vẫn là Gác tranh chấp, cùng khai thác. Nhưng Gác tranh chấp, cùng khai thác khác của Trung Quốc khác các nước ở chỗ: Gác tranh chấp, cùng khai thác trên thế giới được áp dụng trên vùng biển tranh chấp, nhưng Trung Quốc lại đề xuất chính sách này trong vùng "đường lưỡi bò", có nghĩa là nó nằm trên vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia khác.
Chẳng hạn, nếu nằm trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam, Philippines thì nó hoàn toàn thuộc về Việt Nam hoặc Philippines chứ không phải là vùng biển tranh chấp, theo Công ước Luật biển năm 1982.
Vấn đề của ASEAN
Đối với ASEAN, Ths Hoàng Việt một lần nữa khẳng định, tình hình Biển Đông thế nào phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc và Mỹ, tuy nhiên bên cạnh đó nó vẫn có phần phụ thuộc vào cách hành xử của các nước nhỏ trong khu vực, cụ thể là tính cố kết của ASEAN.
Hiện tại, ASEAN đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là việc bản thân ASEAN chưa đồng thuận với nhau.
"Luật pháp của Philippines quy định, trong trường hợp như vậy phải tuân thủ theo hiến pháp, không phải tổng thống muốn làm gì thì làm nhưng trên thực tế có thể sẽ không như vậy".
Đó cũng là lý do vì sao COC vẫn chưa thể đi đến kết quả cuối cùng.
Đây là vấn đề ASEAN muốn giải quyết nhưng có giải quyết được hay không lại còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố", Ths Hoàng Việt nhấn mạnh.