Bất đồng Hoa Kỳ- Trung Quốc căng thẳng, APEC không thể ra được tuyên bố chung

© REUTERS / Hyungwon KangQuốc kỳ Mỹ và Trung Quốc
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bất đồng về vấn đề thương mại giữa các nước, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Quốc, cản trở lãnh đạo các nền kinh tế APEC đạt được tuyên bố chung bế mạc hội nghị, Zing cho biết.

Ngày 18/11, theo báo chí phương Tây , Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết lãnh đạo các nền kinh tế dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á — Thái Bình Dương (APEC) tại Papua New Guinea đã không thể đồng thuận ra một tuyên bố chung.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình  với Tổng thống Mỹ Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Hội nghị Cấp cao APEC 2018: “Nóng” căng thẳng Hoa Kỳ - Trung Quốc

Ông Trudeau nói với phóng viên rằng thay vào đó, nước chủ nhà Papua New Guinea sẽ ra tuyên bố chủ tịch. Thủ tướng Canada cho biết nguyên nhân là do sự khác biệt lớn xoay quanh vấn đề thương mại giữa các nước, trong đó có MỹTrung Quốc.

Tại họp báo kết thúc, Thủ tướng Papua New Guinea Peter O'Neil giải thích:

"Bạn biết đấy, có hai người khổng lồ trong phòng". 

Khi hỏi lý do cụ thể, ông nói ngắn gọn:

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh APEC - Sputnik Việt Nam
Ông Medvedev tin rằng WTO cần đổi mới, nhưng không để vai trò của mình bị suy yếu

"WTO và việc cải cách WTO".

Nhưng ông O'Neil cũng nói thêm đó là vấn đề ngoài phạm vi của APEC.

"APEC không có quyền hạn gì đối với WTO, đó là sự thật. Những vấn đề đó nên được nêu ở WTO". 

Kể từ cuộc họp Thượng đỉnh đầu tiên vào năm 1993 tới nay, APEC đã luôn ra được tuyên bố của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên. 

Căng thẳng tại APEC cũng quanh việc các đồng minh phương Tây cùng phối hợp để phản ứng với chương trình "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc, câm kết sẽ ủng hộ dự án điện khí hóa và Internet trị giá 1,7 tỷ USD ở Papua New Guinea.

Thủ tướng Papua-New Guinea Peter O'Neil - Sputnik Việt Nam
Rắc rối việc thông qua tài liệu tổng kết ở hội nghị thượng đỉnh APEC Papua - New Guinea

Trước đó, theo báo chí phương Tây, các quan chức thừa nhận gặp khó khăn trong việc nối lại những chia rẽ về chính sách thương mại giữa các nền kinh tế, đồng thời thừa nhận hội nghị lần này có thể sẽ không có tuyên bố chung, khác với những cuộc hội nghị trước đây.

Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea Rimbink Pato cho biết hệ thống thương mại đa phương là vấn đề nổi cộm cản trở việc soạn thảo tuyên bố.

Hội nghị cấp cao APEC, nơi quy tụ 21 nền kinh tế, năm nay chứng kiến những lần công kích và đáp trả gay gắt giữa Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trong lúc ông Tập Cận Bình chỉ trích chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, Phó tổng thống Pence tuyên bố Washington sẽ không từ bỏ việc áp thuế khi Bắc Kinh vẫn đang thực hiện những hoạt động thương mại không công bằng, như "chuyển giao công nghệ kiểu cưỡng ép" và "đánh cắp tài sản trí tuệ".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала