Hội nghị thượng đỉnh APEC thất bại. Và không đáng ngạc nhiên

© Sputnik / Alexander Astafiev / Chuyển đến kho ảnhAPEC 2018
APEC 2018 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Từ quốc đảo Papua New Guinea xa xôi bay đi những tin tức thoạt nghe có vẻ giật gân: hội nghị thượng đỉnh APEC kết thúc mà không thông qua được văn kiện tổng kết. Và điều đó xảy ra lần đầu tiên kể từ năm 1993.

Các chuyên gia từ nhiều nước khác nhau lập tức bắt đầu tìm kiếm tội nhân. Ai đó thấy đây là lỗi của chính quyền Papua New Guinea, chủ trì cuộc gặp và về hình thức phải chịu trách nhiệm về kết quả hội nghị. Còn nhiều cáo buộc dội vào các đoàn đại biểu Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa mà những người đứng đầu đã không hề ngại ngần tung ra  những lời tố cáo chống lại nhau.

Hiển nhiên, cuộc chiến thương mại hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc  không góp phần dẫn đến thống nhất ý kiến ​​tại hội nghị thượng đỉnh APEC. Chính sách của Trump định hướng vào chủ nghĩa bảo hộ tương phản gay gắt với mục tiêu chiến lược của APEC là tạo ra trong khu vực một hệ thống thương mại tự do và cởi mở. Tuy nhiên, trung thực mà nói thì ngay cả trước cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung này, diễn đàn APEC hầu như không có chuyển động nào tiến tới tạo lập khu vực thương mại tự do chung, mặc dù điều đó được nói lên ở mọi hội nghị cấp cao kể từ năm 1994.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Bất đồng Hoa Kỳ- Trung Quốc căng thẳng, APEC không thể ra được tuyên bố chung

APEC liên kết những nền kinh tế và chế độ chính trị rất khác nhau, do đó, rất khó tìm ra được quan điểm chung khách quan về bất kỳ vấn đề. Có lẽ vì thế mà phần lớn các nhà lãnh đạo bay đến những cuộc gặp này để nhận cơ hội giao lưu với các đối tác của họ bên lề hội nghị thượng đỉnh, chứ không hy vọng thông qua được văn kiện chung nào đó. Ví dụ, ngay trong bối cảnh cuộc khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin vẫn đã có thể gặp gỡ và trao đổi với ông Barack Obama tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Lima năm 2016 và với ông Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng năm 2017. Lần này cả nguyên thủ quốc gia Nga và Tổng thống Mỹ đều không ai đến dự hội nghị thượng đỉnh APEC ở Papua New Guinea, và điều đó cũng giống như biểu hiện triệu chứng.

Một chỉ báo về tính chất thiếu hiệu quả của APEC có thể là sự phản ánh các hoạt động của diễn đàn này trong giới truyền thông. Mỗi năm, vào mùa thu, các nhà lãnh đạo của hai chục quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều tổ chức cuộc gặp trọng thể  tại một trong những địa điểm tươi đẹp trong khu vực. Các phương tiện truyền thông thế giới ghi lại các cuộc gặp của các Tổng thống và đăng tải những bức ảnh chụp các vị lãnh đạo cấp cao trong bộ trang phục lạ thường, thông báo tóm tắt diễn biến hội nghị thượng đỉnh, và công chúng nhanh chóng lãng quên.

Thực trạng khủng hoảng của APEC cũng đã bộc lộ trong cuộc họp tại Đà Nẵng cách đây một năm. Thực tế chính sự kiện quan trọng nhất đối với khu vực trong quá trình hội nghị thượng đỉnh Đà Nẵng lại là cuộc gặp ngoài lề, bàn về số phận của Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, cho thấy diễn đàn APEC định dạng cũ đã không mấy hấp dẫn đối với các nước của khu vực. Như  ai cũng rõ, ngay sau cuộc gặp ở Đà Nẵng đã bắt đầu quá trình tái xây dựng TPP, và hôm nay TPP — 11 đang trở thành một hiện thực liên kết-hội nhập mới. Theo lối tiếp cận này còn thêm một liên kết mới — Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), cần tập hợp các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Nhìn chung, những cấu trúc đó sẽ thích ứng nhiều hơn với thực tế mới.

Có thể còn quá sớm để nói lời vĩnh quyết với APEC, nhưng những gì diễn ra ở thủ đô Papua New Guinea chắc chắn không phải là sự ngẫu nhiên.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала