Cơ hội nhà máy iPhone về Hà Nội: Điều quan trọng là...

© AFP 2023 / StringerCửa hàng Apple Store tại Hangzhou, Trung Quốc
Cửa hàng Apple Store tại Hangzhou, Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phải làm rõ việc sản xuất iPhone có thực sự thuộc lĩnh vực công nghệ cao và nhà đầu tư có cam kết chuyển giao công nghệ hay không, báo Đất Việt đặt vấn đề.

Trong buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với UBND TP Hà Nội ngày 22/11, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc thông tin, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đang "hẹn hò" với Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn, Trung Quốc) đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Việt nam.

Logo công ty Samsung Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Một "nước cờ" nhỏ của Samsung cũng đủ làm nền kinh tế Việt Nam tổn thất nặng nề?

Trước cuộc chiến tranh thương mại Trung — Mỹ, ông Vũ Tiến Lộc nhận thấy đây cũng là cơ hội cho Việt Nam. Bởi hiện nay đang có làn sóng dịch chuyển các nhà đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Trong đó, miền Bắc và Hà Nội là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư.

"Hồng Hải đưa dây chuyền sản xuất iPhone về Việt Nam cũng là dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam", ông Lộc nói và cho biết Hà Nội hoàn toàn có thể trở thành "đại bản doanh" của các tập đoàn lớn trên thế giới.

​Nhà máy sản xuất iPhone của Tập đoàn Hồng Hải (Trung Quốc)

Công ty Samsung ở Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Samsung Việt Nam nói gì về tin rời Việt Nam "chuyển sản xuất sang Triều Tiên"?
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Vũ Trí Dũng, Khoa Marketing, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, dù mới đang ở giai đoạn sơ khởi nhưng nếu thành công, đây là một tin tốt lành cho Hà Nội và cả ngành công nghiệp trong nước.

Theo ông Dũng, mục tiêu của Hà Nội là thu hút đầu tư công nghệ cao, do đó nếu đây thực sự là sản xuất công nghệ cao thì rất tốt.

"Phải làm rõ công nghệ cao ở đây là gì? Công nghệ cao thường liên quan đến phần mềm. Đa số các tập đoàn lớn khi đầu tư vào Việt Nam là để sản xuất phần cứng, đòi hỏi nhiều công nhân, như Samsung đầu tư vào Thái Nguyên và nếu sản xuất theo hướng này thì cần diện tích đất, nhiều nhân công. Hà Nội vẫn có thể đáp ứng được nếu xét theo khái niệm Hà Nội mở rộng. Hà Nội hiện nay rất rộng, vẫn còn rất nhiều đất như vùng Hà Tây cũ, phía Hòa Bình…Nếu Hà Nội muốn phát triển một số vùng nói trên theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa, có thêm nguồn thu, giải quyết công ăn việc làm thì đặt nhà máy ở những khu vực đó là hợp lý", vị chuyên gia phân tích.

Apple Store - Sputnik Việt Nam
Người VN đội mưa qua đêm trước sảnh Apple Store chờ mua iPhone mới
Về phía các nhà đầu tư FDI, PGS.TS Vũ Trí Dũng băn khoăn khi chọn Hà Nội, nhà đầu tư có chọn địa điểm hay không? Nếu có thì thông thường nhà đầu tư sẽ chọn theo kiểu bắt chước — nghĩa là nhiều nhà đầu tư đã đặt nhà máy ở đó thì họ cũng sẽ chọn địa điểm tương tự vì có sẵn hạ tầng nền cũng như quen với môi trường ở đó.

Ở miền Bắc, hiện Tập đoàn Hồng Hải đã có nhà máy tại Bắc Giang, Bắc Ninh sản xuất những sản phẩm như tai phone, ADSL, USB data cable, IP Phone, Wireless Router, Cable Modem… 

"Tập đoàn Hồng Hải chọn Bắc Ninh, Bắc Giang là nhờ các yếu tố: đất, nhân công, gần Thủ đô, đi lại dễ, không quá đắt.

Nếu là Hà Nội trước đây thì chi phí sinh hoạt rất cao, mọi thứ phức tạp hơn. Còn Hà Nội mở rộng có thể đáp ứng tiêu chí về diện tích đất, nhân công. Riêng khu công nghệ cao Hòa Lạc có phải điểm thu hút đầu tư hay không thì như đã nói, phải xem lại khái niệm công nghệ cao.

Apple iPhone 6S tại Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tại Trung Quốc: Iphone là điện thoại thông minh dành cho người nghèo
iPhone chuyển sang Việt Nam có đúng là đưa công nghệ cao sang hay không? Nhà đầu tư có cam kết chuyển giao công nghệ cho nước sở tại không hay chỉ đặt chỗ rồi gia công, như vậy sẽ chỉ như các tỉnh thành khác, không có gì hơn", ông Dũng phân tích.

Từ vào thực tiễn trước đây tại Việt Nam cũng như làn sóng dịch chuyển đầu tư của Trung Quốc sau khi xảy ra cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, vị chuyên gia cho rằng, nếu có dịch chuyển nhà máy sản xuất iPhone sang Việt Nam thì cũng là dịch chuyển khâu lắp ráp.

"Khó nhất của công nghệ cao là phần mềm, giả sử họ có dịch chuyển thực sự đi chăng nữa thì liệu Việt Nam có đáp ứng được hay không. Nếu dịch chuyển vào nội thành Hà Nội thì không khả thi, còn nếu mở nhà máy tại Hà Nội theo nghĩa Hà Nội mở rộng như đã nói thì nhiều khả năng chúng ta chỉ làm gia công, giải quyết được chút công ăn việc làm, công nghiệp hóa theo nghĩa giảm bớt tỷ lệ nông nghiệp để cuộc sống của người dân ổn định hơn", PGS.TS Vũ Trí Dũng nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала