Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị là nhiệm vụ quan trọng, cơ bản, lâu dài của Đảng.
Trong hơn 30 năm đổi mới, bám sát thực tế trong mỗi giai đoạn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thường xuyên, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị; đề ra các chủ trương, giải pháp nhằm đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
1. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị là nguy cơ liên quan đến tồn vong của Đảng, của chế độ
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị cùng với suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp. Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) tiếp tục nhận định tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn; một số rất ít cán bộ, đảng viên, bị phần tử xấu lợi dụng, lôi kéo, kích động, xúi giục, mua chuộc, đã có tư tưởng, việc làm chống đối Đảng, Nhà nước.
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" đã chỉ rõ chín biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị. Cùng với đó, Nghị quyết cũng chỉ ra chín biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và chín biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Đó là bước phát triển về nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Suy thoái về tư tưởng chính trị và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có mối quan hệ biện chứng với nhau: suy thoái về tư tưởng chính trị trong đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". "Tự diễn biến" xảy ra ở hai phạm vi: đối với cá nhân và tổ chức. "Tự diễn biến" đối với cá nhân là sự thay đổi về nhận thức chính trị — xã hội, thay đổi về quan điểm, tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực, xấu đi, nhận thức và hành động xa rời, nhận thức, đi ngược lại chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. "Tự diễn biến" đối với tổ chức là những thay đổi ở tầm vĩ mô về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, làm thay đổi bản chất chính trị, thậm chí làm suy yếu và tan rã tổ chức đó. "Tự diễn biến" của cá nhân có thể dẫn đến sự thay đổi của tập thể, tổ chức. "Tự diễn biến" của tổ chức chi phối, áp đặt, điều khiển đối với các cá nhân trong tổ chức đó.
Như vậy, sự suy thoái về tư tưởng chính trị sẽ dẫn đến "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và quá trình này chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đe dọa sự sống còn của Đảng, của chế độ. Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã cho thấy điều đó.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam đẩy mạnh đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị
Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị là nhiệm vụ quan trọng, cơ bản, lâu dài của Đảng. Trong hơn 30 năm đổi mới, bám sát thực tế trong mỗi giai đoạn, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thường xuyên, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị; đề ra các chủ trương, giải pháp nhằm đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:
Hai là, thành lập các ban chỉ đạo đấu tranh chống "diễn biến hòa bình", chống suy thoái về tư tưởng chính trị.
Ban Bí thư và Chính phủ đã thành lập một số ban chỉ đạo như: Ban Chỉ đạo đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng — văn hóa của Trung ương (gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương 94); Ban Chỉ đạo 609 đấu tranh trên mặt trận lý luận; Ban Chỉ đạo Đề án 213 đấu tranh trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật; Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại; Ban Chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ. Các địa phương, ban, ngành thành lập Ban Chỉ đạo 94 của địa phương, ban, ngành mình. Mới đây, Bộ Quốc phòng đã thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng.
Ba là, tổ chức các hoạt động đấu tranh cụ thể, phong phú, đa dạng.
Tăng cường quản lý và định hướng thông tin, quyết liệt chặn, lọc các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội và internet. Chủ động làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước yêu cầu hợp tác ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam; ngăn chặn, gỡ bỏ những nội dung đưa thông tin chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương có chuyên trang, chuyên mục, kịp thời định hướng thông tin và đấu tranh phê phán, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị.
Bốn là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nâng cao sức đề kháng của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đồng thời phê phán các quan điểm sai trái, phản động một cách kịp thời, thường xuyên bằng nhiều hình thức, phương pháp.
Bên cạnh những kết quả bước đầu, việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị cũng như suy thoái về đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ còn có những hạn chế, bất cập. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên không những chưa bị đẩy lùi mà còn có mặt, có bộ phận diễn biến phức tạp hơn. Xét về tính chất là nghiêm trọng, kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ, chậm được khắc phục. Về phạm vi là tương đối phổ biến ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực. Về xu hướng là còn diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Về hậu quả là giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tổn hại đến uy tín, thanh danh của Đảng, Nhà nước, thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Trong khi đó, nhiều cấp ủy, tổ chức đảng còn hạn chế trong nhận thức, lúng túng trong đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; lơ là, mất cảnh giác trước những âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình". Việc đấu tranh, phản bác những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Xử lý các đối tượng vi phạm đường lối, quan điểm, nguyên tắc của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời…
3. Tăng cường đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị
Một là, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1). Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị.
Hai là, tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nhất là những mô hình mới, kinh nghiệm hay; khuyến khích phát triển tư duy lý luận phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng (2). Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học lý luận chính trị gắn với ứng dụng thực tế, tăng cường kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học. Chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên để có chủ trương, giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Bốn là, chủ động chuẩn bị các phương án, biện pháp cụ thể, sát với tình hình; xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Năm là, hoàn thiện Quy chế về kỷ luật phát ngôn đối với cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm những cá nhân, nhóm người cấu kết với nhau, lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", tôn giáo, dân tộc để tuyên truyền, xuyên tạc và có hành vi nói, viết, lưu trữ, phát tán tài liệu sai trái. Tổ chức diễn đàn trao đổi, đối thoại những vấn đề còn có nhận thức, quan điểm khác nhau liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Sáu là, hoàn thiện quy định về tổ chức, bộ máy và công tác bảo vệ chính trị nội bộ; bảo đảm sự trong sạch về chính trị trong nội bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược. Chú trọng nắm tình hình và giải quyết tốt vấn đề chính trị hiện nay; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các đối tượng chống đối, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị. Rà soát, hoàn thiện quy định về quản lý cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, lao động và công tác ở nước ngoài.
Bảy là, xây dựng quy định xử lý những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có lời nói và việc làm biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nghiêm trọng (4).
(1) Ngày 9-2-2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
(2) Ngày 8-2-1018, Ban Bí thư đã ban hành Hướng dẫn số 02-HD/TW, về tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận.
(3) Ngày 8-3-2018, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị.
(4) Ngày 15-11-2017, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.