Bamboo Airways lại trễ hẹn cất cánh vì phải qua quy trình "khắt khe nhất từ trước đến nay"

© Ảnh : Instagram/ Bamboo AirwaysBamboo Airways
Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không thể bay vào hôm nay (27/12), hãng hàng không của Tập đoàn FLC đang cân nhắc kế hoạch cất cánh vào giữa tháng 1, VnExpress cho biết.

Bamboo Airways không thể thực hiện chuyến bay đầu tiên theo đúng kế hoạch vào ngày hôm nay (27/12). Đây là lần thứ hai Bamboo Airways trễ hẹn cất cánh. Trước đó, hãng dự kiến có chuyến bay đầu tiên vào 10/10.

Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị cấp phép bay cho Bamboo Airways

Chia sẻ với VnExpress, CEO Bamboo Airways Đặng Tất Thắng cho biết dự kiến bắt đầu khai thác các chặng bay nội địa bằng tàu bay Airbus A321 NEO vào trung tuần tháng 1/2019.

Theo kế hoạch, Bamboo Airways chuẩn bị 20 máy bay ngay trong thời gian đầu cất cánh vào quý 1/2019 và tăng lên 40-50 chiếc trong năm 2019. Trong đó, dòng máy bay thân rộng của Airbus và Boeing cũng sẽ được bổ sung trong đội tàu bay này. Hiện tại, 2 máy bay gồm Airbus A319 và A320 của Bamboo Airways đã về Việt Nam, đang đỗ tại sân bay Nội Bài. 

Lý giải về việc liên tục lỡ hẹn cất cánh chuyến bay đầu tiên, lãnh đạo hãng cho rằng việc điều chỉnh lịch cất cánh là cần thiết và bắt buộc. Ngoài ra, một phần nguyên nhân là Bamboo Airways phải trải qua một quy trình kiểm tra thẩm định theo ông là "khắt khe nhất từ trước đến nay".

"Đây là hãng hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam phải trải qua khâu xin phê duyệt chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư thay vì chỉ phải hoàn tất những quy định tại Nghị định 92 về kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không như trước kia. Nay, Bamboo Airways tiếp tục trải qua quá trình thẩm định chặt chẽ từ phía các nhà chức trách liên quan đến các công đoạn cuối cùng trước khi cất cánh", ông Thắng nói.

Trịnh Văn Quyết - Sputnik Việt Nam
Bộ GTVT nói về minh bạch tài chính và tác động đến quốc phòng, an ninh của Bamboo Airways
Đầu tháng 11, Bamboo Airways đã được Bộ Giao thông Vận tải cấp Giấy phép Kinh doanh vận chuyển hàng không. Tuy nhiên, sau khi nhận được giấy phép này, hãng bay của Tập đoàn FLC vẫn cần chứng nhận nhà khai thác tàu bay (AOC — Aircraft Operator Certificate) và các thủ tục liên quan đến cấp phép bến bãi, bán vé… để có thể chính thức cất cánh. Bamboo hiện chưa thể bay nhiều khả năng do chưa nhận được AOC.

Bamboo Airways được Tập đoàn FLC thành lập giữa năm ngoái, với vốn điều lệ 700 tỷ đồng. Tháng 7/2018, FLC tuyên bố bỏ thêm 600 tỷ để tăng vốn điều lệ lên 1.300 tỷ đồng. Với dự án này, FLC đặt mục tiêu đưa Bamboo Airways trở thành một trong những hãng bay hàng đầu Việt Nam.

Với số vốn điều lệ 700 tỷ đồng trên giấy phép bay, Bamboo Airways hiện là hãng bay thứ 5 tại Việt Nam có giấy phép bay vận chuyển hành khách, bên cạnh Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO.

Ông Eric Schulz và ông Trịnh Văn Quyết bên mô hình máy bay A321NEO. - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways: Hàng loạt tuyên bố gây sốc và canh bạc lớn của tỷ phú Trịnh Văn Quyết
Theo kế hoạch, Bamboo Airways dự kiến khai thác 100 đường bay kết nối các thành phố lớn và điểm đến du lịch nổi tiếng tại Việt Nam, cũng như quốc tế. Theo ông Quyết, các chặng bay đầu tiên của Bamboo Airways có thể là Hà Nội — Quy Nhơn, TP HCM — Quy Nhơn, Hà Nội — TP HCM…

Sau gần một năm thành lập, FLC và Bamboo Airways đã ký hai thỏa thuận mua 24 chiếc máy bay A321NEO từ Airbus và 20 máy bay Boeing B787-9 Dreamliner từ Boeing, trị giá hai hợp đồng khoảng 8,6 tỷ USD hồi tháng 4.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала