Logic của chính quyền: tại sao Nhật Bản và Hàn Quốc chưa đạt được sự hòa giải

Đăng ký
Xét theo mọi việc, những hành động như tịch thu tài sản và tranh chấp giữa giới quân sự hai nước sẽ sớm trở nên phổ biến trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cử tri khó có thể ủng hộ và tán thành những nỗ lực để đạt được một thỏa thuận vào thời điểm nhạy cảm đối với lãnh đạo của cả hai nước. Vì vậy, những nỗ lực sử dụng lẫn nhau để tạo ra hình ảnh một "kẻ thù trực diện" sẽ chỉ tăng lên. Tuy nhiên, điều đó là vì lợi ích của cả Tổng thống Moon và Thủ tướng Abe.

Kim Jong-un và Donald Trump - Sputnik Việt Nam
“Kim bắn Trump”: tự do ngôn luận hay sai lầm ngoại giao?
Theo cựu nhà ngoại giao Hàn Quốc, Giáo sư Chang Booseung, Khoa Chính trị học tại Đại học Ngoại ngữ Kansai, việc Hàn Quốc yêu cầu Nhật Bản phải bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong thời chiến, cũng như vụ việc với máy bay tuần tra của Lực lượng Tự vệ Nhật Bản bị chiếu xạ bởi radar của Hàn Quốc, sẽ không ảnh hưởng đến đường lối chính sách đối ngoại của Thủ tướng Nhật Bản. Rốt cuộc, mục tiêu quan trọng nhất của ông Abe là đạt thành công trong quá trình cải thiện quan hệ với Bắc Kinh và Matxcơva.

Ông Abe đã ổn định lại mối quan hệ với Trung Quốc, và có vẻ là ông hy vọng sẽ cải thiện quan hệ với Nga. Tại Nhật Bản, những tuyên bố của ông Abe về nước Nga trong cuộc phỏng vấn năm mới đã thu hút nhiều sự chú ý (nhiều hơn những khó khăn trong quan hệ với Hàn Quốc), chuyên gia Hàn Quốc nói với Sputnik.

Bán đảo Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Một phép lạ nhỏ do các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ tạo ra
Theo ông Chang Booseung, việc Chính phủ Nhật Bản yêu cầu Hàn Quốc tổ chức các cuộc tham vấn ngoại giao về vấn đề các nạn nhân bị cưỡng bức lao động có thể được coi như một tín hiệu hòa giải. Tuy nhiên, trong khi uy tín Tổng thống Hàn Quốc suy giảm nghiêm trọng, việc ổn định lại quan hệ với Nhật Bản chẳng khác gì "tự bắn vào chân mình". Và ở Nhật Bản, trước cuộc bầu cử chính quyền địa phương vào tháng Tư và cuộc bầu cử Thượng viện vào cuối tháng Bảy, chắc là Shinzo Abe sẽ thực hiện những bước đi ngoại giao vì mục đích riêng của mình.

Theo truyền thống, trong thời gian Đảng Dân chủ nắm quyền ở Nhật Bản quan hệ với Hàn Quốc phát triển tốt hơn, và dưới thời Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền mối quan hệ này trở nên tồi tệ hơn. Do đó, tình trạng hiện tại nói chung phục vụ lợi ích của ông Abe nhằm thuyết phục càng nhiều cử tri theo truyền thống bỏ phiếu cho ông. Nếu các vấn đề với Trung Quốc và Nga được giải quyết thành công, chiến thắng của Abe trong cuộc bầu cử sẽ được đảm bảo.

Sau những động thái nhằm thổi phồng tình hình căng thẳng bằng cách đưa tàu chiến Nhật Bản đến Đài Loan vào năm ngoái, ông Abe phát động một cuộc tấn công hòa bình. Nhờ kết quả của hội nghị thượng đỉnh Nhật-Trung, ông đã ổn định lại mối quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ với Nga, Thủ tướng Nhật Bản tiếp tục làm trầm trọng thêm tình hình, tuyên bố Nga sẽ sớm trả lại các đảo Kuril. Nhưng, đây chỉ là một nỗ lực mới để nhấn mạnh vai trò quan trọng của cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới với Putin và những nỗ lực của ông trong việc giải quyết vấn đề "lãnh thổ phía bắc".

Ngân hàng BIDV - Sputnik Việt Nam
"Theo tấm gương của Nhật Bản": tại sao các ngân hàng Hàn Quốc đến Việt Nam
Mối quan hệ với Hàn Quốc đang phát triển theo logic ngược lại: mối quan hệ song phương càng tồi tệ, đảng của ông Abe càng có lợi. Và nếu tình cảm chống Triều Tiên giúp ông Abe giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 4 và tháng 7, thì những vấn đề trong quan hệ song phương sẽ trở thành phức tạp hơn.

Có lẽ điều duy nhất có thể ngăn chặn quá trình này là sự quan tâm nghiêm túc của người dân Hàn Quốc đến việc thiết lập mối quan hệ bình thường với "kẻ thù cũ". Tuy nhiên, hầu như không có cơ hội để xảy ra những thay đổi như vậy.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала