Từ huyền thoại Mi-24 "Cá sấu", "Thợ săn đêm" Mi-28 đã thừa hưởng thiết kế đổ bộ song song. Một mặt, cấu trúc này sẽ khó khăn hơn khi tương tác với hoa tiêu và phi công. Mặt khác, giải pháp mang tính xây dựng này có nhiều ưu điểm so với nhược điểm. Trước hết, tầm nhìn tốt nhất từ người chỉ huy — quan sát các mục tiêu trên mặt đất và trên không theo mọi hướng. Những mẫu Mi-28 đầu tiên không có hệ thống điều khiển dự phòng làm tăng khả năng sống sót khi một trong số các thành viên phi hành đoàn bị thương. Sơ đồ này đã được thực hiện thành công trong phiên bản huấn luyện (Mi-28UB). Và hiện giờ trong phiên bản chiến đấu mới được cập nhật, hoa tiêu cũng có tay điều khiển và bàn đạp.
Để "hoàn thiện" thiết bị điện tử, ăng-ten radar đã được chuyển đến trung tâm cánh quạt chính và được bao phủ bởi một vỏ hình cầu trên đỉnh. Do việc rà soát radar liên tục, thời gian tìm kiếm và tiêu diệt mục tiêu được giảm xuống, dễ dàng hơn cho việc điều khiển vũ khí chính xác trên máy bay. Tốc độ của máy tính trang bị tăng lên gấp 10 lần. Trực thăng được trang bị hệ thống điều khiển, trinh sát, dẫn đường và quan sát mới, cho phép đội bay hoạt động "một cách âm thầm". Để bảo vệ trước các cuộc tấn công tên lửa, Mi-28NM sử dụng tổ hợp laser phòng thủ, không chỉ cho phép chuyển hướng tên lửa của đối phương, mà trong tương lai có thể vô hiệu hóa hoàn toàn bằng cách đốt cháy ma trận trên đầu tự dẫn.
Trong một bình luận độc quyền dành cho Sputnik, chuyên gia hàng không Nga, phó tiến sỹ khoa học quân sự, đại tá Makar Aksenenko (chuyên môn chính — phi công lái máy bay trực thăng) đã lưu ý:
«Công ty Mil đã đi theo cách tương tự như trong việc nâng cấp và phát triển máy bay trực thăng Mi-24. Đầu tiên một máy bay nền tảng rất tốt đã được chế tạo. Trên đó họ bắt đầu lắp đặt và thử nghiệm các hệ thống vũ khí trong hoạt động quân sự và sử dụng trong thực chiến. Nhờ đó, Mi-24 nổi tiếng là một phương tiện chiến đấu tốt với khả năng sống sót cao và hệ thống vũ khí hoàn hảo. Còn Mi-28, nó được phát triển chính xác như đối trọng với AN-64 Apache của Mỹ. Máy bay ban đầu rất tuyệt vời, nhưng trang thiết bị có phần tụt hậu so với yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Dần dần từng bước nhà chế tạo tiến hành sàng lọc, xây dựng hệ thống vũ khí và thiết bị điện tử. Không còn nghi ngờ gì nữa, nguyên nhân dẫn đến việc hiện đại hóa "Thợ săn đêm" là do kinh nghiệm thu được trong chiến đấu ở Syria. Tại đó trực thăng được sử dụng đúng như mục đích ban đầu: chống lại xe bọc thép, công sự kiên cố, vũ khí hỏa lực di động của kẻ địch. Đã xác định được những thiếu sót và vạch ra phương hướng hiện đại hóa. Vũ khí hỏa lực trang bị phía trước để chống lại các mục tiêu bay thấp đòi hỏi phải sử dụng tên lửa dẫn đường tầm xa (Khrivantema —VM" ATGM), hệ thống điện tử vô tuyến mới, tổ hợp phòng không mới. Trước đây để tấn công, trực thăng sẽ không thể bay vào khu vực hoạt động hiệu quả của phòng không đối phương. Theo tôi, Mi-28NM là vũ khí tấn công hoạt động trong mọi thời tiết, mọi thời điểm của quân đội, đáp ứng mọi yêu cầu hiện đại».
Vậy "Thợ săn đêm" phiên bản sửa đổi mới nhất liệu có thể so sánh với Apache giàu kinh nghiệm và thậm chí vượt qua hay không? Đại tá Aksenenko trả lới chắc chắn «có thể":
«Máy bay không chỉ so sánh được với trực thăng Mỹ phiên bản mới nhất mà còn có thể vượt qua. Về khả năng sống sót trong chiến đấu, sức chuyên chở, sức mạnh hỏa lực. Sức mạnh vũ khí trên máy bay Mi-28 ngay cả khi trước khi sửa đổi cao hơn 20% so với Apache. Và việc mở rộng danh mục vũ khí trên Mi-28NM sẽ cho phép thậm chí vượt quá khả năng chiến đấu của "đối thủ cạnh tranh" và "kẻ thù tiềm năng".