Phóng viên Sputnik đã thảo luận vấn đề này với chuyên gia trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, Tiến sĩ Emmanuel Navon, Giáo sư tại Đại học Tel Aviv và Trung tâm liên ngành (IDC) Herzliya.
Emmanuel Navon: Điều này chủ yếu là do thực tế rằng, hầu hết các công nghệ được sử dụng đều là của Mỹ. Hoa Kỳ thường xuyên can thiệp vào quá trình ký kết các thỏa thuận về cung cấp thiết bị quân sự khi Israel muốn bán những thiết bị có sử dụng một số công nghệ của Mỹ cho những nước mà theo ý kiến của Hoa Kỳ không nên mua thiết bị quân sự đó.
Sputnik: Tại sao Mỹ phản đối thỏa thuận này?
Emmanuel Navon: Croatia là một trong những quốc gia từng tham gia cuộc chiến Nam Tư; mặc dù quốc gia này hiện là thành viên của EU và đáng lẽ Hoa Kỳ không có vấn đề gì với nó. Mỹ đã can thiệp vào nhiều thỏa thuận của Israel về cung cấp thiết bị quân sự cho nước ngoài, không chỉ cho Croatia. Điều này có liên quan đến một số vấn đề nhạy cảm trong NATO; bây giờ Hoa Kỳ có thái độ thận trọng hơn nhiều đối với các hợp đồng mua vũ khí của những thành viên NATO, người Mỹ theo dõi chặt chẽ họ mua gì và của nước nào.
Emmanuel Navon: Điều này chỉ xảy ra nếu tham gia vào giao dịch này có các công nghệ Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào; mặt khác, Israel cũng như bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào khác có quyền ký kết thỏa thuận như vậy với các nước thứ ba. Bộ trưởng Quốc phòng chỉ có quyền can thiệp nếu công nghệ của Mỹ được sử dụng trong các thiết bị quân sự được bán. Có vẻ như trong trường hợp này mức độ sử dụng công nghệ của Mỹ là cao đến mức Hoa Kỳ quyết định can thiệp.
Sputnik: Việc hủy bỏ thỏa thuận này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của Mỹ với Israel và Croatia — nước đồng minh của Mỹ trong NATO?
Emmanuel Navon: Tôi rất tôn trọng nước Croatia, nhưng, đối với Israel việc cung cấp thiết bị quân sự cho họ không quan trọng lắm, không sánh được với việc cung cấp thiết bị quân sự cho Trung Quốc. Vào những năm 2000-2001, Hoa Kỳ đã chặn hợp đồng bán UAV của Israel cho Trung Quốc, điều đó đã gây ra hệ quả nghiêm trọng, Israel và Trung Quốc phải mất nhiều năm để vượt qua cuộc khủng hoảng trong quan hệ song phương. Khác với Trung Quốc, vấn đề với Croatia sẽ không gây ra hệ quả nghiêm trọng. Tôi tin chắc rằng hai bên sẽ tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Emmanuel Navon: Như bạn vừa nói, ông Mattis không còn là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, vì vậy bây giờ có khả năng hai bên sẽ ký kết thỏa thuận này. Tất nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về việc ai sẽ thông qua quyết định cuối cùng, tổng thống sẽ lắng nghe ý kiến của ai. Mattis đã từ chức, hai nhân vật chủ chốt trong chính sách đối ngoại và quốc phòng — Mike Pompeo và John Bolton - đều có thái độ rất tích cực đối với Israel. Ngoài ra, như ông Pompeo đã tuyên bố, ông không có gì chống lại việc ký kết thỏa thuận về cung cấp thiết bị quân sự, vì vậy tôi cho rằng, bất chấp sự phản đối trước đó, thỏa thuận này có thể được thực hiện.
Sputnik: Israel và Croatia có những phương án lựa chọn nào khác?
Emmanuel Navon: Một trong những phương án lựa chọn là Israel bán cho Croatia những thiết bị quân sự không sử dụng bất kỳ công nghệ nào của Mỹ. Nói về Croatia, nước này là thành viên của NATO và EU, Croatia có các nhà cung cấp khác, Israel không phải là sự lựa chọn duy nhất của họ. Ngoài ra, tôi dành sự tôn trọng cho Croatia, tuy nhiên, quốc gia này không phải là thị trường chính của Israel. Do đó, cuộc khủng hoảng này cần được xem xét trong bối cảnh cụ thể. Không thể nói rằng tình hình hiện tại là một thảm họa đối với ngành công nghiệp quốc phòng Israel; và Croatia cũng có thể tìm được các nhà cung cấp tiềm năng khác.