Nói đến chiếm ưu thế trên không người ta thường nghĩ ngay đến Không quân Mỹ, tuy nhiên trên thế giới còn tồn tại hàng trăm quốc gia khác sở hữu lực lượng không quân và không phải ai trong số đó cũng sở hữu sức mạnh áp đảo trên không như của Mỹ.
Và dưới đây là danh sách top 10 không quân tệ nhất năm 2018 do tạp chí We Are The Mighty bình chọn:
10. Không quân Canada: Nghe có vẻ khó tin thế nhưng đồng minh thân cận nhất của Mỹ — Không quân Hoàng gia Canada (RCAF) lại đứng vị trí thứ 10 trong danh sách này. Và dĩ nhiên sự xuất hiện của RCAF trong bảng xếp hạng của We Are The Mighty không dựa trên quy mô của lực lượng không quân này mà cách họ hoạt động trong suốt năm 2018.
Về quy mô RCAF có quân số hơn 400 máy bay quân sự các loại trong đó có tới 120 máy bay chiến đấu, tuy nhiên hầu hết trong số đó đều có niên hạn phục vụ đã khá dài trên 20 năm, bên cạnh đó giờ bay hàng năm của phi công quân sự Canada thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của các nước thành viên NATO.
Ở thời điểm hiện tại thật sự không quá khó để Canada tái xây dựng lại lực lượng không quân già nua của mình, tuy nhiên họ đã không làm như vậy và điều này đã bị trì hoãn suốt nhiều thập kỷ qua.
Lý giải cho điều này là vì Ottawa hầu như ít phải đối mặt với các thách thức an ninh đến từ bên ngoài và bên cạnh đó, họ có sự bảo trợ của Mỹ về mặt quân sự kể từ sau Thế chiến thứ 2 cho tới nay.
Theo phân tích của We Are The Mighty, dù có số lượng chiến đấu cơ đông đảo và tự sản xuất được cả chiến đấu cơ tàng hình, thế nhưng điểm yếu của Không quân Trung Quốc là họ không thể duy trì được sự áp đảo trên không ở các khu vực chiến sự cách xa nước này.
Việc thiếu hụt các căn cứ quân sự ở nước ngoài cùng các máy bay tiếp nhiên liệu và cảnh báo sớm trên không còn quá ít đang kiềm chân Không quân Trung Quốc không thể vươn xa hơn về phía Thái Bình Dương hoặc ngay trên các vùng biển tranh chấp.
Trong khi đó, thành tựu lớn nhất của Không quân Trung Quốc là chiến đấu cơ tàng hình J-20 lại chưa thực sự sẵn sàng.
Nhìn chung Không quân Trung Quốc còn cả một chặng đường dài nữa để đi khi muốn duy trì vị thế lực lượng không quân của mình hiện tại và vượt mặt Nga trong tương lai.
8. Không quân Hy Lạp: Sự xuất hiện của Hy Lạp trong danh sách của We Are The Mighty được xem là chuyện tất yếu khi trong suốt 10 năm qua Athens luôn chìm trong khủng hoảng nợ công, dẫn tới Quân đội nước này — trong đó có lực lượng không quân bị bỏ mặc.
Ở thời điểm hiện tại Không quân Hy Lạp gần như phải vật lộn để có thể duy trì được sức mạnh của mình, thậm chí chiến đấu cơ của họ còn không thể đánh chặn được máy bay Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập không phận của nước này vốn diễn ra như cơm bữa.
Trong tương lai gần nếu Hy Lạp không đưa ra được giải pháp toàn diện cho các vấn đề của mình thì lực lượng không quân từng hùng mạnh một thời của nước này sẽ sớm bị "xóa sổ".
7. Không quân Iran: Nếu được hỏi lực lượng không quân nào có "sức sống" mạnh liệt nhất trên thế giới thì chắc chắn vị trí đó sẽ thuộc Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran, khi mà họ không ngừng phát triển bất chấp gần 40 năm bị Mỹ bao vây, cấm vận kể từ khi Cách mạng Hồi giáo 1979 diễn ra.
Tuy nhiên, điều này cũng không giúp Iran thoát khỏi danh sách top 10 không quân tệ nhất của We Are The Mighty.
Hiện tại, Không quân Iran đang sở hữu phi đội hơn 500 máy bay các loại trong đó chiến đấu cơ rơi vào khoảng 300 chiếc, và vấn đề của Iran nằm ở 300 máy bay này khi chúng đã có niên hạn phục vụ ít nhất cũng 30 năm và hầu hết đều do Mỹ chế tạo.
Chính điều này đã khiến Iran không thể nâng cấp được lực lượng không quân của mình trong suốt nhiều thập kỷ qua vì thế, họ đang là lực lượng duy nhất trên thế giới còn sử dụng chiến đấu cơ F-14 Tomcat với số lượng lên đến 24 chiếc.
Amazing facts about Grumman F-14 Tomcat https://t.co/ZHgYkBlGAt #Amazingfacts #facts #GrummanF14 #Tomcat #crewdaily pic.twitter.com/DMVd8ZPo5T
— Crew Daily (@CrewDailytwit) 15 tháng 1, 2019
Theo nhiều chuyên gia quân sự, dù Iran có cố gắng níu kéo phi đội chiến đấu cơ già nua trên thì chúng cũng không thể hoạt động quá 10 năm nữa. Và từ đây cho tới thời điểm đó, nếu Iran không chịu nâng cấp lực lượng không quân của mình thì họ sẽ sớm mất đi hơn một nửa số máy bay hiện có.
6. Không quân Ukraine: Trong các quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ trước đây có lẽ Không quân Ukraine là lực lượng tụt dốc nhanh nhất và đang dần bị xóa sổ sau khủng hoảng năm 2014, nay chỉ còn khoảng 240 máy bay các loại.
Có lẽ chính vì thế mà trong các chiến dịch quân sự chống lại lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine, Không quân của Kiev gần như không thể hiện được gì nhiều, đó là còn chưa kể tới các vụ tai nạn máy bay liên tiếp, kể cả đối với tiêm kích Su-27 hiện đại nhất của lực lượng này trong năm 2018.
5. Không quân Pakistan: Đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách này là Không quân Pakistan một trong những lực lượng không quân đứng hàng top ở Nam Á, thế nhưng về mặt tổng thể không quân của Pakistan chỉ có thể duy trì ở mức phòng vệ, trong khi đó "kẻ thù truyền kiếp" của họ là Không quân Ấn Độ từ lâu đã vươn lên tầm thế giới.
Vấn đề của Không quân Pakistan không chỉ nằm ở số lượng máy bay chiến đấu lạc hậu mà còn ở công tác hỗ trợ hậu cần kém, không có khả năng tác chiến tầm xa, và không sở hữu các loại vũ khí răn đe chiến lược, trái ngược hoàn toàn so với Ấn Độ.
Dù vậy Không quân Pakistan vẫn được đánh giá cao trên các bảng xếp hạng sức mạnh không quân khi họ sở hữu tới hơn 1.200 máy bay các loại trong đó có tới 730 máy bay chiến đấu.
4. Không quân Mexico: Giống như Canada, Mexico từ lâu đã nằm dưới sự bảo trợ về mặt quân sự của Mỹ do đó họ cũng không xây dựng một lực lượng vũ trang quá mạnh, bản thân quân đội Mexico cũng không có nhu cầu xây dựng lực lượng không quân và không sở hữu máy bay chiến đấu.
Ở thời điểm hiện tại, nhiệm vụ chính của Không quân Mexico là chống lại các băng đảng tội phạm hơn là các mối đe dọa quân đến từ bên ngoài. Vai trò của lực lượng này đơn thuần là tuần tra biên giới và kiểm soát không phận trước các máy bay lạ (hầu hết là của các băng đảng buôn ma túy).
3. Không quân Ả Rập Saudi: là một trong những quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới thế nhưng Không quân Ả Rập Saudi vẫn nằm trong danh sách các không quân tệ hại nhất năm 2018.
Một trong những minh chứng rõ nét nhất cho nhận định này là thành tích chiến đấu bết bát của họ tại chiến trường Yemen khi gần như không hỗ trợ được gì nhiều cho các đồng minh của mình trước các cuộc tấn công của phiến quân Houthi, kể cả khi họ nắm quyền kiểm soát bầu trời.
Hiện tại Không quân Ả Rập Saudi có trong biên chế 844 máy bay quân sự các loại, trong đó hầu hết đều là các máy bay mới trang bị, chiếm hơn hơn một nửa là chiến đấu cơ F-15 mua của Mỹ và số còn lại là của châu Âu.
2. Không quân Triều Tiên: Giống như trường hợp của Iran, Không quân Triều Tiên vẫn sống sót thần kỳ trong nhiều thập kỷ bị Mỹ và phương Tây cấm vận. Hầu hết trang bị của lực lượng đều có nguồn từ Liên Xô và Trung Quốc.
Trên thực tế Triều Tiên không xem trọng lắm lực lượng không quân của mình vì họ hiểu rằng rất khó để có thể đối đầu với không quân hàng đầu thế giới của Mỹ và nhất nhì châu Á của Hàn Quốc. Do đó Bình Nhưỡng hầu hết chỉ tập trung nguồn lực cho lực lượng tên lửa chiến lược, pháo binh và vũ khí hạt nhân.
#NorthKorea Air Force MiG-29,Su-25 and MiG-21. pic.twitter.com/ixqFpeBHSy
— Aldin 🇧🇦 (@aldin_ww) 12 tháng 10, 2016
Không quân Triều Tiên hiện tại sở hữu lực lượng khoảng 944 máy bay quân sự các loại, trong đó có tới 900 máy bay chiến đấu hầu hết là MiG-21 và các biến thể của nó, ngoài ra họ còn có MiG-29 và Su-25, nhưng với số lượng rất hạn chế.
Về cơ bản Không quân Syria không có đủ năng lực để bảo vệ không phận của mình trước các chiến đấu cơ hay máy bay quân sự nước ngoài đang ngày đêm hoạt động ở nước này.
Ví dụ điển hình nhất là việc chiến đấu cơ Israel thường xuyên không kích thủ đô Damascus trong khi Không quân Syria chỉ biết đứng nhìn trong bất lực.
Việc mất quá nhiều phi công lẫn chiến đấu cơ đang khiến Không quân Syria rơi vào cảnh kiệt quệ khi chỉ còn hơn 400 chiếc, trong số đó chỉ có trên dưới 200 máy bay chiến đấu nhưng số lượng còn bay được có lẽ là khá ít ỏi.
Trong nhiều năm tới, Syria vẫn phải dựa vào không quân Nga để bảo vệ bầu trời của mình để lực lượng không quân nước này có thể phục hồi ít nhất là khả năng tự phòng vệ trước các mối đe dọa từ bên ngoài.