Lễ hội quân sự
Ấn Độ thường tổ chức các cuộc diễu binh hoành tráng. Hàng năm vào ngày Quốc khánh ngày 26 tháng 1, lễ hội phong cách quân sự thực sự được tổ chức tại New Delhi. Trước khán giả, từ 9 đến 12 trung đoàn đủ các binh chủng của các Lực lượng Vũ trang trong nước tham gia diễu hành. Khán giả lóa mắt trước đồng phục nhiều màu, mũ đội đầu khác thường và đồ trang trí của quân nhân. Đặc biệt gây chú ý là những người lính biên phòng nổi bật cưỡi lạc đà.
Không khí lễ hội được tăng cường bởi các những chiếc xe trang trí bằng xốp, trên đó các diễn viên đóng nhiều cảnh khác nhau từ lịch sử của đất nước. Thiết bị chiến đấu đại diện chủ yếu do Ấn Độ chế tạo. Và kết thúc cuộc diễu hành là màn trình diễn những người lái xe mô tô quân sự và nhào lộn.
Cận vệ binh mặc váy
Tại Hy Lạp, diễu hành quân sự được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày quốc khánh 25 tháng 3. Tất cả mọi điều đều nghiêm trang theo kiểu quân đội, không rườm rà, không trang trí và khiêu vũ. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho các đơn vị chiến đấu. Theo truyền thống, các chiến binh Đội cận vệ Tổng thống kết thúc cuộc diễu hành và gác danh dự tại Mộ người lính vô danh luôn mang lại nhiều cảm xúc trong khán giả nước ngoài.
Điệu vũ chiến đấu
Ngày 23 tháng 2 năm ngoái, các quân nhân từ Angola học tại Học viện Kỹ thuật Ô tô và Thiết bị Omsk ở Nga đã tạo ra một màn trình diễn thực sự hoành tráng khi đi đều bước trên Quảng trường Nhà thờ trong Ngày Chiến sĩ Bảo vệ Tổ quốc. Ba mươi chàng trai da ngăm đen đội mũ lông Nga kiêu hãnh duyệt binh trước các quân nhân Nga. Những người Angola hết ngồi xổm lại vươn thẳng người hết cỡ, vẫy tay và hát một khúc quân hành. Cuộc tuần hành giống như một điệu vũ nghi lễ chiến đấu không cho bất cứ ai có thể thờ ơ và nhanh chóng được tung lên mạng.
Mũ sắt Đức
Cuộc diễu hành long trọng của những người lính Chile diễn ra hàng năm vào ngày 19 tháng 9 tại Santiago cũng thật tuyệt vời. Đồng phục diễu hành của binh sĩ và sĩ quan Chile vẫn không thay đổi kể từ khi hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang vào thế kỷ 19. Người Chile đã áp dụng phong cách quân đội Phổ, vì họ mời các chuyên gia Đức đến đào tạo nhân sự. Trong cuộc diễu hành, các đơn vị bộ binh thông thường đội mũ sắt Đức màu xám thời Thế chiến II.