Sức hút từ nghị trường

© Ảnh : Trọng Đức - TTXVNChủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu chào mừng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu chào mừng. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cải tiến, đổi mới, hành động vì lợi ích của nhân dân là thông điệp mạnh mẽ truyền đi từ Hội trường Diên Hồng khi Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIV khép lại. Bằng nhiều cải tiến mạnh mẽ, QH đang thực sự trở thành một diễn đàn chính sách thực sự, chứ không phải chỉ là nơi để thông qua nghị quyết, theo congluan.

Có lẽ, không phải chờ đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, cử tri và nhân dân cả nước mới nhận thấy, Quốc hội đã và đang tiến hành những kỳ họp theo tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân. Tiếp đà của những kỳ họp trước, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV tiếp tục có những chuyển động rất mạnh mẽ trên tất cả các mặt: Công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Bằng nhiều cải tiến mạnh mẽ, Quốc hội đang thực sự trở thành một diễn đàn chính sách thực sự, chứ không phải chỉ là nơi để thông qua nghị quyết.

1. Ngay trong buổi gặp gỡ báo chí đầu năm 2018, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV chắc chắn sẽ có bước cải tiến mới mẻ và sôi nổi hơn. Điều này sau đó được cụ thể hóa bằng việc quyết định áp dụng thí điểm "hỏi thẳng, trả lời ngay" trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Từ thành công tại Kỳ họp thứ 5, phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 tiếp tục thực hiện theo phương thức "hỏi nhanh, đáp gọn". Điểm mới lịch sử so với các kỳ họp trước là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn không tiến hành theo nhóm vấn đề như thông lệ, mà các đại biểu Quốc hội trực tiếp chất vấn về các nội dung liên quan đến việc thực hiện 6 nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ Tư. Đây được coi như một cuộc sơ kết đánh giá giữa nhiệm kỳ, thể hiện thái độ, trách nhiệm của Quốc hội trong việc giám sát đến cùng đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm.

Như vậy, chương trình rất "mở", phạm vi chất vấn rất rộng, không bó hẹp theo nhóm vấn đề và không thể biết trước ai sẽ phải "ngồi ghế nóng" như thông lệ.

Thực tế, không phụ lòng mong mỏi của cử tri cả nước, các vấn đề được đưa ra chất vấn trải rộng từ giáo dục, y tế đến du lịch, khoa học công nghệ…, từ vĩ mô đến những sự việc đang ảnh hưởng đến đời sống của người dân đều được đưa ra chất vấn. Theo thống kê, có tổng cộng 135 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và 82 lượt đại biểu tranh luận. Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội đã rất "nóng" khi các đại biểu liên tục sử dụng quyền tranh luận để làm rõ trách nhiệm của các bộ trưởng, trưởng ngành về việc thực hiện những vấn đề đã được nêu trong nghị quyết giám sát chuyên đề và chất vấn của Quốc hội. 

Càng ấn tượng hơn nữa, lần đầu tiên ở một phiên chất vấn có rất đông các thành viên Chính phủ tham gia trả lời. Xin nhắc lại, tại kỳ họp gần nhất — Kỳ họp thứ 5, hồi tháng 6 vừa qua, chỉ có 4 Bộ trưởng được chỉ định trả lời chất vấn và một số thành viên Chính phủ làm rõ thêm những vấn đề đại biểu nêu ra. Còn tại kỳ họp này, con số ấn tượng là: 02 Phó Thủ tướng Chính phủ, 19 Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã trực tiếp trả lời chất vấn các vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý, điều hành. Cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ đã phát biểu làm rõ một số nội dung thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trả lời một số chất vấn của đại biểu.

Cử tri đánh giá rất cao phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Như lời Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải chia sẻ là cử tri đã thấy "hình bóng" của mình qua các phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.

© Ảnh : VGP/Nhật BắcToàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.  - Sputnik Việt Nam
Toàn cảnh phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV.

2. Bộ trưởng cũng  bị "quay tới bến" là cảm nhận của cử tri khi theo dõi các phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Chưa bàn về nội dung, có thể thấy chất lượng phiên chất vấn ngày càng được tăng lên, các bộ trưởng thực sự bị "quay tới bến" chứ không đơn giản là nói cho qua chuyện. Những câu trả lời và phản biện của Bộ trưởng và đại biểu tại nghị trường đã phần nào giải tỏa được băn khoăn của cử tri, hay ít nhất, giúp cử tri đánh giá được năng lực của người đứng đầu các ngành. Chắc chắn, những đối đáp công khai và dân chủ như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm giải trình của các thành viên chính phủ, khiến việc ban hành và thực thi chính sách hiệu quả và phù hợp hơn.

Về điểm này, cần phải có lời khen ngợi cho những nỗ lực của Quốc hội trong việc công khai minh bạch hoạt động. Việc phát sóng trực tiếp phiên chất vấn được bắt đầu từ hơn 20 năm trước (năm 1994 là lần đầu tiên thử nghiệm), và vẫn đều đặn thu hút sự quan tâm của cử tri mỗi kỳ họp. Trong thời gian gần đây, Quốc hội tích cực cải tiến hệ thống cổng thông tin điện tử, công bố chi tiết chương trình làm việc, dự thảo luật được đề xuất, cùng hàng loạt các hoạt động có liên quan để cử tri theo dõi. Thêm vào đó, biên bản các kỳ họp hiện nay cũng đã được "gỡ băng", trở thành tư liệu quý giá cho báo chí và những ai quan tâm. Bằng nhiều cải tiến mạnh mẽ, Quốc hội đang thực sự trở thành một diễn đàn chính sách thực sự, chứ không phải chỉ là nơi để thông qua nghị quyết.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn theo hình thức hỏi nhanh — đáp gọn "hỏi 1 phút, đáp 3 phút" (thay vì hỏi 2 phút, đáp 7 phút như trước) và vừa "kiểm điểm" thực hiện lời hứa và nghị quyết của Quốc hội, đối với tất cả các thành viên Chính phủ, chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện KSND tối cao. Như vậy, thay vì lựa chọn ra 4 vị bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn theo nhóm nội dung cụ thể như các kỳ họp trước, lần này đại biểu Quốc hội có thể chất vấn tới gần 30 người, với nhiều lĩnh vực, vấn đề đa dạng, rộng lớn.

Thực tế cho thấy đa số bộ trưởng, trưởng ngành không thể trả lời một chất vấn gọn trong 3 phút. Ví dụ, nêu "vấn đề bức xúc nhất của xã hội hiện nay" là tham nhũng, đặc biệt là các vụ tham nhũng lớn dưới hình thức nhóm lợi ích, doanh nghiệp, sân sau, công ty gia đình, đại biểu Trần Văn Mão (Nghệ An) "đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm và các giải pháp căn cơ để đẩy lùi". Trả lời câu hỏi này, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày nhanh 3 nhóm giải pháp, vượt xa thời gian cho phép, nhưng vẫn chưa làm đại biểu Mão hài lòng.

Chỉ có 3 phút, làm sao có thể trình bày một vấn đề từ "nguyên nhân, trách nhiệm và các giải pháp căn cơ"? Nhưng đã có nhiều câu hỏi như vậy được nêu ra.

Rất may là người điều hành phiên chất vấn — Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã rất linh hoạt. Trước những câu hỏi khó, hóc búa, bà thường "giúp" các vị bộ trưởng, trưởng ngành có thời gian chuẩn bị bằng cách mời thêm đại biểu khác nêu câu hỏi hoặc tranh luận với những vấn đề trước đó.

© Ảnh : VNEĐại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình)
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình)  - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình)

3. Khép lại một kỳ họp, có lẽ sẽ còn nhiều điều cử tri chưa thật sự thỏa mãn, chưa thật an tâm. Đâu đó, vẫn còn những nỗi lo về tình hình kinh tế — xã hội của đất nước mà ngay cả bản thân một số đại biểu cũng còn băn khoăn, trăn trở.

Nhìn lại toàn bộ diễn biến Kỳ họp, nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri đều ghi nhận, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV tiếp tục có những cải tiến, đổi mới mạnh mẽ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Với tinh thần ấy, cử tri cũng mong muốn những quyết sách của Quốc hội không chỉ dừng lại ở Hội trường Diên Hồng mà sẽ được Chính phủ triển khai quyết liệt và phát huy hiệu quả trong thời gian tới. Những lời hứa sẽ được hiện thực hóa, những vấn đề tồn đọng được giải quyết rốt ráo, những cơ chế, chính sách bất hợp lý phải được sửa đổi ngay "cho dân nhờ"… cũng chính là mong mỏi của cử tri mỗi khi Kỳ họp khép lại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала