Cuối năm ngoái, các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha đã nghiên cứu các loại thuốc được sử dụng trong gây mê ảnh hưởng đến não người. Để làm điều này, một tuần trước khi mổ có gây mê, năm mươi tình nguyện viên được xem hai video với sự kiện tiêu cực ở giữa clip. Video thứ nhất kể về một cậu bé bị tai nạn xe hơi, trong video thứ hai - bọn tội phạm tấn công một người phụ nữ. Sự khởi đầu và kết thúc của cả hai câu chuyện đều trung lập về mặt cảm xúc.
Ngay trước ca mổ, những người tham gia thử nghiệm đã được lưu ý về các video và được cho xem các cảnh từ một trong số hai video. Sau đó bệnh nhân được gây mê. Một nhóm tình nguyện viên được yêu cầu nhớ lại các chi tiết của câu chuyện trong video sau khi họ tỉnh dậy một giờ, những người khác - một ngày sau đó.
Hóa ra thuốc propofol, được sử dụng để gây mê, có thể xóa đi những ký ức đau thương tiêu cực. Những người tham gia thí nghiệm đã cố gắng kể về câu chuyện, được thảo luận chi tiết trước ca mổ, nhưng không thể nhớ lại chi tiết về sự kiện khó chịu xảy ra ở đoạn giữa. Video thứ hai được họ nhớ tốt hơn. Hầu hết những người được hỏi một giờ sau khi hết thuốc mê kể được nhiều chi tiết. Hóa ra tác dụng của thuốc chỉ được thấy rõ sau một ngày sử dụng.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng propofol là loại thuốc lý tưởng để điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương - trạng thái tinh thần nghiêm trọng nặng nề, đặc trưng cho những người trải qua chiến sự, những người bị bạo hành, cũng như các rối loạn nghiêm trọng khác liên quan đến hồi ức khó chịu.
Năm 2014, các nhà thần kinh học Nhật Bản đã làm cho những con chuột trong phòng thí nghiệm quên đi nỗi sợ hãi của chúng. Lúc đầu, loài gặm nhấm được đưa vào lồng, nơi chúng bị điện giật. Các con vật tỏ ra sợ hãi. Đồng thời, người ta kích hoạt vào một số cụm tế bào thần kinh ở vùng hồi hải mã trong não của chúng (phần não liên quan đến các cơ chế hình thành cảm xúc và chuyển đổi kí ức ngắn hạn thành kí ức dài hạn). Các nhà khoa học sử dụng xung laser đã “tắt” các tế bào thần kinh này và một lần nữa đưa chuột vào chiếc lồng nguy hiểm. Các con vật không trải qua bất kỳ nỗi sợ hãi nào, mặc dù nhóm chuột khác với bộ não không bị tác động vẫn tiếp tục sợ hãi.
Kết quả của những thí nghiệm như vậy đã được sử dụng để điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh và tâm lý khác nhau ở động vật thí nghiệm.
Trong nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ do nhà khoa học đoạt giải Nobel Susum Tonegawa dẫn đầu, những con chuột bị cho điện giật để hiểu những cụm tế bào thần kinh nào được kích hoạt. Sau khi loài gặm nhấm quên đi nỗi sợ hãi, được đưa vào lồng, nơi trước đây chúng đã tiếp xúc với dòng điện, những tế bào thần kinh này đã kích hoạt. Động vật nhớ lại những trải nghiệm tiêu cực và một lần nữa trải qua nỗi sợ hãi.
Một năm sau, tập thể các nhà khoa học này đã học cách làm cho những con chuột trong phòng thí nghiệm thoát khỏi trầm cảm bằng cách gợi lên những ký ức dễ chịu trong ký ức của chúng. Các nhà nghiên cứu cho con đực ở cùng với con cái một thời gian, làm nổi bật các quần thể thần kinh được kích hoạt trong quá trình giao phối. Sau đó, trong mười ngày, loài gặm nhấm được nhốt trong một lồng chật để hạn chế di chuyển. Vào cuối tuần đầu tiên bị giam cầm, những con chuột có dấu hiệu trầm cảm - chúng không chịu uống nước ngọt và không cố thoát ra khi bị giữ ở đuôi.
Nhưng nếu các nhà thần kinh học "bật" các tế bào thần kinh liên quan đến ký ức về chuột cái, các triệu chứng tiêu cực sẽ biến mất trong vài phút. Với việc kích hoạt thường xuyên những ký ức dễ chịu, những con chuột sẽ hết căng thẳng trong vòng một tuần. Điều thú vị là, khi những con đực bị trầm cảm được đặt lên con cái, chúng đã bỏ qua và tình trạng của chúng không được cải thiện.
Các nhà nghiên cứu Pháp buộc chuột phải nhớ một điều gì đó không có trong thực tế. Bộ não của loài gặm nhấm đang ngủ được lập trình theo cách tạo thành một chuỗi các ký ức và liên tưởng sai lầm.
Thực tế là bộ nhớ của động vật, kể cả con người, chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn chủ yếu trong khi ngủ. Dựa trên điều này, các nhà khoa học đã tạo ra một thuật toán máy tính cho phép liên kết các ký ức về những nơi mà loài gặm nhấm đã ghé thăm với những cảm giác cụ thể - đau đớn, sợ hãi hoặc khoái cảm. Để làm điều này, hai điện cực được đưa vào não chuột: một điện cực vào vùng hải mã, cái còn lại vào trung tâm củng cố niềm vui.
Trong não của chuột, ở vùng hồi hải mã, có cái gọi là "tế bào thần kinh nơi chốn", được kích hoạt khi con vật di chuyển trong không gian. Các nhà khoa học đã liên kết một trong những tế bào thần kinh này với phần cụ thể của lồng mà những con chuốt bị nhốt. Khi tế bào thần kinh này kích hoạt trong não của động vật khi nó ngủ, một điện cực được phóng để kích thích vào trung tâm khoái cảm. Theo cách này, những ký ức trung lập ban đầu về nơi chốn được liên kết với điều gì đó tích cực. Khi thức dậy, những con chuột được lập trình lại thích dành phần lớn thời gian của chúng trong phần lồng mà bây giờ gắn liền với ký ức niềm vui. Với con vật tỉnh táo, phương pháp này không có hiệu quả.
Các tác giả nghiên cứu thừa nhận rằng phương pháp này cũng có thể được sử dụng cho thí nghiệm thao tác điểm đối với bộ nhớ của người. Nhưng liệu một kỹ thuật như vậy sẽ có hiệu quả ở người hay không, nếu xét đến những khó khăn bổ sung trong việc cấy ghép điện cực và các vấn đề đạo đức có thể nảy sinh, chưa ai có thể nói trước.