Ngân hàng rủi ro nhất thế giới

© AFP 2023 / Daniel Reinhardt/DPADeutsche Bank
Deutsche Bank - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Deutsche Bank - tổ chức tín dụng lớn nhất Liên minh châu Âu có thể gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu mới. Ngân hàng này đã bị Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mệnh danh là "ngân hàng rủi ro nhất thế giới" và là mối đe dọa lớn nhất đối với hệ thống tài chính toàn cầu. Liệu một trong những trụ cột của nền kinh tế châu Âu có thể lặp lại số phận của Lehman Brothers? Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

Deutsche Bank đã đối mặt với các vấn đề vài năm trước, khi ghi nhận khoản lỗ gần 12 tỷ euro trong bảng cân đối kế toán.

CEO đương chức bấy giờ là Josef Ackermann đã quyết định che giấu lỗ và gian lận báo cáo tài chính. Khi giới thiệu dữ liệu giả với các cổ đông, ông đã nhấn mạnh rằng, ngân hàng có đủ tiền để đối phó với mọi khó khăn. Quảng cáo rầm rộ, cũng như sự hỗ trợ của chính phủ Đức đã giúp Deutsche Bank duy trì hình ảnh của một tổ chức tài chính đáng tin cậy và an toàn. 

Ngân hàng Deutsche Bank - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Deutsche Bank gọi chính phủ Nga là “công ty” và dọa cắt đứt quan hệ

Trong khi đó, lỗ hổng trong ngân hàng tiếp tục gia tăng, và ban quản lý đã thực hiện ngày càng nhiều biện pháp rủi ro để khắc phục tình hình. Ví dụ, ngân hàng đã tham gia vào các mưu mô với tỷ lệ Libor (những cầu thủ lớn khác cũng tham gia vào mưu mô với tỷ lệ Libor là các ngân hàng Barclays và Ngân hàng Hoàng gia Scotland của Anh, UBS của Thụy Sĩ, Societe Generale của Pháp). Sau khi mưu mô Libor bị đưa ra ngoài ánh sáng, Deutsche Bank đã bị phạt 2,5 tỷ USD và cơ quan S & P đã hạ mức xếp hạng tín dụng từ mức cao nhất - A xuống BBB +.

Sau đó, công chúng đã biết về những gian lận và lạm dụng khác, đặc biệt, mưu đồ với chứng khoán thế chấp, mà ngân hàng đã bán trước cuộc khủng hoảng năm 2008. Sau đó ngân hàng đã bị cáo buộc rửa tiền. Tổng số các yêu cầu bồi thường và chi phí tòa án đã tăng lên và dẫn đến thua lỗ.

Vào năm 2013 các nhà phân tích bắt đầu nói về nguy cơ Deutsche Bank bị phá sản, khi đó ngân hàng đã nhận thấy sự cần thiết phải có thêm vốn. Họ đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách bán cổ phiếu 4,5 tỷ euro. Ngay sau đó, các nhà đầu tư đã được đề nghị mua thêm cổ phiếu 8 tỷ euro - nhưng đã giảm giá 30% so với giá trị thị trường, điều này đã gây ra sự phẫn nộ chính đáng cho những người đã mua cổ phiếu trước đó. 

Deutsche Bank - Sputnik Việt Nam
Phải chăng Deutsche Bank đang trên bờ vực sụp đổ?

Hai năm sau, trong quá trình kiểm tra khả năng chịu đựng rủi ro, hóa ra rằng, Deutsche Bank vẫn thiếu tiền. Theo kết quả năm 2016, lần đầu tiên sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, ngân hàng này đã báo cáo khoản lỗ ròng gần 7 tỷ euro.

Đồng thời, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã mệnh danh Deutsche Bank là "ngân hàng rủi ro nhất trong số các ngân hàng quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu". Kể từ đó, thường xuyên vang lên những dự đoán về sự phá sản của tổ chức tín dụng lớn nhất châu Âu.

Mối đe dọa chính là một danh mục đầu tư khổng lồ của chứng khoán phái sinh, ước tính khoảng 46 nghìn tỷ euro, gấp 14 lần GDP của Đức. Trong khi đó, như nhà đầu tư Warren Buffett lưu ý, "chứng khoán phái sinh là vũ khí hủy diệt hàng loạt đang biến đổi và nhân lên cho đến khi một sự kiện làm rõ độc tính của những giấy tờ này".

Ngoài ra, tiền gửi vào ngân hàng là hơn 550 tỷ euro. Các nhà phân tích lo ngại rằng, đến một lúc nào đó, sau một báo cáo về các vấn đề tài chính trong ngân hàng lớn nhất của Đức, những người gửi tiền sẽ vội vàng rút tiền, gây ra một cuộc khủng hoảng thanh khoản của hệ thống ngân hàng, và sau đó trong toàn bộ hệ thống tài chính châu Âu. Hơn nữa, cú sốc sẽ tác động không chỉ đễn châu Âu bởi vì ngành ngân hàng Đức đóng vai trò hàng đầu trong nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, Deutsche Bank cũng có thể gây ra sự sụp đổ quy mô lớn y như ngân hàng Lehman Brothers trong cuộc khủng hoảng năm 2008. 

Các chuyên gia đã xem xét khả năng sáp nhập với Commerzbank như một trong những lựa chọn giải cứu. Nhưng cuối cùng, các nhà quản lý của Đức đã công nhận giao dịch này là không hợp lý bởi vì Commerzbank cũng gặp vấn đề và việc sáp nhập làm gia tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng lớn thứ hai của nền kinh tế Đức.

"Việc sáp nhập giữa hai ngân hàng zombie sẽ không tạo ra một "nhà vô địch quốc gia", mà chỉ tạo ra một zombie lớn hơn nhiều", - Bloomberg bình luận.

Các nhà phân tích nói rằng, Deutsche Bank tiếp tục xuống dốc, doanh thu giảm, chi phí huy động tiền không ngừng tăng. Tình hình trở nên trầm trọng hơn vì ngân hàng phải trả các khoản tiền phạt khổng lồ: trong mười năm, tổng số tiền phạt vượt quá 17 tỷ USD. 

Năm 2018, vụ bê bối mang tên Hồ sơ Panama cũng đã gây hại cho uy tín của Deutsche Bank. Ngoài ra, vào năm ngoái ngân hàng đã mất 750 triệu USD trong các giao dịch vốn cổ phần. 

Nguyễn Xuân Phúc hội và Angela Merkel - Sputnik Việt Nam
EU "bật đèn xanh" cho Việt Nam?

Nhà kinh tế học người Mỹ William Black nhận định rằng, những sai lầm và tội phạm tài chính của ban lãnh đạo đã dẫn đến cuộc khủng hoảng trong Deutsche Bank, và cuộc khủng hoảng này có thể gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trên thực tế, ngân hàng Deutsche Bank là doanh nghiệp tội phạm lớn nhất ở Đức.

Đồng thời William Black chỉ ra rằng, Deutsche Bank sẽ được cứu bằng mọi cách – ngân hàng là quá lớn và không thể bị phá sản. Nhưng, điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế mới. Khi ngân hàng lớn nhất của đất nước không hoạt động đầy đủ, nền kinh tế thế giới thứ ba cũng bước vào suy thoái, chuyên gia cảnh báo. - Điều tương tự sẽ xảy ra với Liên minh châu Âu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала