Cơ quan nhà nước Việt Nam nợ hàng trăm triệu USD tiền thi công của doanh nghiệp nước ngoài

© Depositphotos.com / DragonImagesСảng Việt Nam
Сảng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Báo cáo của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nêu lên tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ 2019 (VBF 2019) cho thấy doanh nghiệp ngoại đang gặp không ít trở ngại, theo thông tin được VNF đăng tải.

KoCham: Cơ quan nhà nước Việt Nam nợ đọng xây dựng cơ sở hạ tầng

EVN HANOI lắp đặt miễn phí điện mặt trời cho hộ nghèo ở Quốc Oai. - Sputnik Việt Nam
“Nợ công Việt Nam 61,4% GDP, so với các nước khác không là gì!"
Báo cáo của hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) cho hay tình trạng các công ty xây dựng Hàn Quốc (hoặc nước ngoài) không được thanh toán tiền thi công đúng thời hạn khi xây dựng các công trình hạ tầng cho cơ quan nhà nước Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến.

“Trong các khoản nợ chưa thanh toán dài hạn, tính riêng chi phí thi công cũng lên tới 125 triệu USD”, KoCham cho biết.

Hiệp hội này cho rằng tình trạng nêu trên bắt nguồn từ chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc quản lý tỷ lệ nợ quốc gia (dưới 65% GDP). Thông qua biểu quyết của Quốc hội năm 2016, số tiền giải ngân vốn vay giai đoạn 2016 – 2020 sẽ được giới hạn ở mức 300.000 tỷ đồng (60.000 tỷ/năm). Điều này dẫn đến việc trì hoãn thanh toán nợ công trình.

Ngoài kiến nghị về nợ đọng xây dựng cơ bản, KoCham cũng đề xuất về nới số giờ làm thêm và điều chỉnh phương án tính tiền lương làm thêm giờ.

Cụ thể, KoCham cho biết các doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc do giới hạn số giờ làm thêm nghiêm ngặt của Chính phủ (4 giờ/tuần, 30 giờ/tháng, 200 giờ/năm, đối với ngành nghề cần nhiều lao động như may mặc, giầy da là 300 giờ).

“Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, do đó để tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư này, cần nới rộng giới hạn này thêm nhiều”, KoCham đề nghị và cho hay tại Hàn Quốc, số giờ làm thêm của công nhận là 600 giờ/năm (12 giờ/tuần).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Tổng bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng: Kinh tế nhà nước vừa qua có nhiều thất thoát, đừng có kỳ thị với kinh tế tư nhân

Đối với phương án tính tiền lương làm thêm giờ, KoCham cho rằng quy định phải chi trả tiền lương làm thêm giờ ít nhất 300% vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hưởng lương (và tiền lương làm thêm giờ không bao gồm trong tiền lương của ngày làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ hưởng lương) đã khiến mức chi trả tiền lương thực tế lên đến 400%, dẫn tới doanh nghiệp phải chịu gánh nặng chi phí lớn.

“Nên loại trừ điều khoản này để lương làm thêm giờ của các ngày này bao gồm cả tiền lương của ngày đó giống như tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường, ngày nghỉ theo tuần”, báo cáo của KoCham viết.

AmCham:

‘Chúng tôi đối mặt với quá nhiều đợt kiểm toán, thanh kiểm tra thuế’
Theo đánh giá của hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực thuế và hải quan điện tử đã chứng minh cam kết của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế trong việc giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp ở giai đoạn kê khai.

Tuy nhiên, AmCham cho hay “khi Chính phủ đang tìm kiếm các nguồn thu, thành viên của chúng tôi phải đối diện với quá nhiều đợt kiểm toán, kiểm tra, thanh tra về thuế mà đôi lúc không phù hợp với luật thuế Việt Nam”.

ĐBQH Hoàng Văn Cường - Sputnik Việt Nam
"Kền kền ăn xác chết" và những nghịch lý của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam

AmCham hi vọng Tổng cục Thuế yêu cầu các cơ quan thuế địa phương chịu trách nhiệm đảm bảo thời gian kiểm toán ứng với kỳ kế toán theo quy định và yêu cầu cán bộ dẫn chiếu các điều luật cụ thể khi thực hiện đánh giá lại nghĩa vụ thuế.

AmCham cũng bày tỏ mong muốn Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan sớm ký kết thỏa thuận trước về xác định giá tính thuế (APA) với các đối tượng đủ điều kiện, giúp giảm thời gian và “sự bất ổn đặc trưng” của các cuộc kiểm toán thuế và hải quan.

BBGV: Quy trình cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Việt Nam là quan liêu
Báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam (BBGV) nhấn mạnh vào vấn đề thương mại nông sản. Cụ thể, BBGV cho biết khi nông sản Việt Nam xuất sang EU (gồm Anh), EU chấp nhận giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

Tuy nhiên khi EU xuất nông sản sang Việt Nam, EU lại bắt buộc phải cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Sản phẩm sau đó vẫn có thể bị giữ lại tại hải quan, làm phát sinh chi phí lưu kho, cho đến khi giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của Việt Nam được cấp. Điều này gây lãng phí thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

TS Trần Đình Thiên - Sputnik Việt Nam
"Xác sống": "Di sản" lớn nhất của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam
Theo BBGV, giấy phép là yêu cầu bắt buộc để có thể nhập khẩu thực phẩm từ một quốc gia EU vào Việt Nam. Quá trình này có thể kéo dài tới vài tuần và yêu cầu thực hiện những thử nghiệm tốn kém cho mẫu phẩm. Nguyên do là giấy phép chỉ được cấp cho một hình thức đóng gói của sản phẩm của một nhà sản xuất cụ thể. Do đó, mỗi hình thức đóng gói sản phẩm khác nhau sẽ cần một giấy phép riêng.

“Việc cấp giấy phép nhập khẩu cho thực phẩm Việt Nam tại EU không yêu cầu thực hiện quy trình trên. Quy trình này là rào cản thương mại và khiến việc nhập khẩu vào Việt Nam trở nên chậm chạp, tiêu tốn thời gian, tốn kém và quan liêu”, BBGV bình luận.

Về vấn đề năng lượng, BBGV gợi ý rằng để mở đường cho các dự án năng lượng tái tạo, Việt Nam cần điều chỉnh giá điện, điều tiết thị trường và cung cấp nhiều hơn các sản phẩm tài chính hỗn hợp cho khu vực tư nhân. BBGV bày tỏ sự ủng hộ đối với việc chuyển đổi mô hình định giá điện dựa trên cơ chế định giá thị trường.

EuroCham: Xem xét lại việc cấm xe máy vào năm 2030

Trong báo cáo dài tới 19 trang, Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã đề cập tới một loạt vấn đề về y tế, ô tô, thực phẩm, du lịch…

FILE - In this Tuesday, March 14, 2017, file photo, United States Trade Representative-nominee Robert Lighthizer, foreground, looks at documents during his confirmation hearing on Capitol Hill in Washington - Sputnik Việt Nam
Mỹ yêu cầu WTO làm rõ về 8 doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam không khai báo

Một trong những nội dung đáng chú ý là việc cấm xe máy tại các thành phố lớn vào năm 2030. Theo EuroCham, việc cấm xe máy không được xem là giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tai nạn giao thông ở các thành phố lớn.

Việc cấm xe máy cũng có thể tạo ra thách thức lớn cho ngành sản xuất xe máy, vốn đã đầu tư dài hạn vào Việt Nam nhằm phát triển thị trường trong nước và quốc tế.

Do đó EuroCham cho rằng cơ quan quản lý địa phương nên xem xét thêm các giải pháp hiệu quả hơn nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường đồng thời xét đến nhu cầu của người dân để quy hoạch tổng thể khả thi, tránh hệ lụy về kinh tế.

EuroCham đề xuất biện pháp trước mắt là cấm xe máy cũ, vốn được xem là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí. Còn trong dài hạn, hiệp hội này đề xuất cơ quan quản lý áp dụng thông lệ tại các quốc gia phát triển – nơi giao thông công cộng và hạ tầng tiên tiến được sử dụng kết hợp hiệu quả với xe máy bằng cách áp dụng biện pháp khu vực hạn chế giao thông.

Liên quan đến xe máy, EuroCham tiếp tục khiếu nại về việc các sản phẩm xe máy cao cấp của các công ty xe máy (thuộc EuroCham) đang bị làm nhái.

Hiệp hội cho biết một số công ty đang kinh doanh các sản phẩm với hình thức giống các sản phẩm của các thương hiệu tên tuổi, khiến người dân nhầm lẫn với hàng chính hãng.

Nhiều trường hợp, nhà sản xuất sản phẩm nhái không sao chép hoàn toàn mà thay đổi một số chi tiết trong trang trí sản phẩm khiến chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ gặp khó khăn trong vấn đề bảo hộ.

Do đó, EuroCham đề nghị Chính phủ Việt Nam cần thành lập thêm các trung tâm độc lập để thẩm định, xác định dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ trong các vụ việc tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ… Ngoài ra cần có cơ chế cho phép chủ sở hữu trí tuệ phản biện các đánh giá của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như lập các tòa án chuyên trách để xử lý các vấn đề này…

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала