Hà Nội xử lý khoản vay 98 triệu USD vận hành dự án đường sắt Cát Linh như thế nào?

© Ảnh : Thương hiệu và Công luậnDự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Đến thời điểm này, tuyến đường sắt Cát Linh vẫn chưa “chốt” và chưa ấn định được ngày đưa vào vận hành, VOV phản ánh.

Theo phương án trả nợ vay dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được UBND TP.Hà Nội báo cáo HĐND thành phố mới đây, việc Hà Nội vay lại 98 triệu USD tại dự án (tương đương 2.306 tỷ đồng) không làm vượt hạn mức vay nợ của thành phố.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc thực hiện đã nhiều lần chậm tiến độ. - Sputnik Việt Nam
Hà Nội vay gần 100 triệu đô la vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội sẽ bố trí nguồn chi trả nợ gốc 98 triệu USD và lãi (hơn 30.000 USD) trong dự toán ngân sách hàng năm, đảm bảo thanh toán nợ đầy đủ, đúng hạn (hạn cuối cùng là tháng 9/2032).

98 triệu USD nói trên nằm trong tổng mức đầu tư hơn 868 triệu USD (hơn 18.000 tỷ đồng) của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, trong đó phần vốn vay Trung Quốc hơn 13.800 tỷ đồng (khoảng 669 triệu USD).

Phần vốn vay của dự án được bố trí cho các mục: 577 triệu USD xây dựng hạ tầng đường sắt; 92 triệu USD mua sắm thiết bị phục vụ khai thác, vận hành (được điều chỉnh tăng lên 98 triệu USD vào năm 2016), bao gồm cả hệ thống kiểm soát vé tự động, thiết bị bảo dưỡng đoàn tàu, mua sắm đầu máy toa xe, đào tạo nhân sự.

© Ảnh : KỲ ANHDự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thi công chậm, đội vốn hơn 300 triệu USD.
Hà Nội xử lý khoản vay 98 triệu USD vận hành dự án đường sắt Cát Linh như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông thi công chậm, đội vốn hơn 300 triệu USD.

Theo kế hoạch trả nợ dự án được tính từ năm 2011, tổng nợ phải trả là hơn 98 triệu USD, trong đó phải trả nợ lãi hơn 30.000 USD. Hạn trả cuối cùng cho khoản vay này là tháng 9/2032. Lãi suất cho vay lại là 4%/năm tính trên số dư nợ vay lại.

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông  - Sputnik Việt Nam
Qua ba đời Bộ trưởng vẫn chưa xong: Đường sắt Cát Linh – Hà Đông là “bảo tàng” về kinh nghiệm thất bại

Trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi và các chi phí liên quan khác, bên vay lại phải trả lãi phạt chậm trả bằng 150% lãi suất cho vay lại, áp dụng cho số ngày quá hạn.

TP khẳng định việc vay lại Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông không làm vượt hạn mức vay nợ của thành phố. Về nguồn chi trả nợ hàng năm, TP bố trí nguồn chi trả nợ gốc, lãi, phí và chi phí liên quan trong dự toán ngân sách hàng năm của TP, đảm bảo thanh toán nợ vay đầy đủ, đúng hạn.

Theo báo cáo của Hà Nội, mức dư nợ huy động tối đa của TP tính đến hết năm 2019 là gần 70.400 tỷ đồng, dư nợ dự kiến đến 2020 là 11.700 tỷ đồng.

 Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể - Sputnik Việt Nam
Thưa Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, rốt cuộc tàu Cát Linh – Hà Đông bao giờ chạy thật?

Sắp bàn giao cho Hà Nội vận hành, khai thác?

Ngày 4/7, Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT, đại diện chủ đầu tư) cho biết, sau khi dự án hoàn thành xây dựng, UBND TP. Hà Nội tiếp nhận, quản lý và khai thác vận hành dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông nên được bàn giao lại khoản vay mua sắm thiết bị phục vụ khai thác, vận hành dự án.

“Hiện dự án đang trong quá trình triển khai nên khoản vay mua sắm thiết bị phục vụ khai thác, vận hành dự án chưa bàn giao lại cho Hà Nội. Sau khi dự án được nghiệm thu, bàn giao để đưa vào sử dụng mới bàn giao lại khoản vay”, đại diện Ban Quản lý dự án cho biết.

Theo tính toán của Sở GTVT Hà Nội, đường sắt Cát Linh - Hà Đông nếu áp dụng giá vé được ngân sách thành phố hỗ trợ là 30.000 đồng/ngày (không giới hạn số lượt đi lại trong ngày); 200.000 đồng/vé tháng phổ thông; 8.000 -15.000 đồng/lượt, cần được trợ giá hơn 244 tỷ đồng trong năm đầu hoạt động.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Cát Linh-Hà Đông lỗi hẹn: Lo đội chi phí, dân chịu

Tính trong 5 năm đầu tiên khai thác, nhu cầu trợ giá theo các năm là: năm đầu tiên khoảng hơn 244 tỷ đồng; năm thứ hai hơn 182 tỷ; năm thứ ba hơn 176 tỷ; năm thứ tư hơn 164 tỷ; và năm thứ năm hơn 155 tỷ.

Còn nếu tạm tính nhu cầu trợ giá khi áp dụng khấu hao đối với phần chi phí liên quan trực tiếp đến vận hành khai thác, vận hành kinh doanh trong 5 năm đầu tiên, nhu cầu trợ cho cho mỗi năm sẽ ở các mức (giảm dần) từ hơn 462 tỷ đến hơn 337 tỷ đồng.

© Ảnh : vtcSát ngày khai thác thương mại, nhiều nhà ga tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn ngổn ngang, hư hỏng
Hà Nội xử lý khoản vay 98 triệu USD vận hành dự án đường sắt Cát Linh như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Sát ngày khai thác thương mại, nhiều nhà ga tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn ngổn ngang, hư hỏng

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao. Ban đầu dự kiến triển khai dự án từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2013 hoàn thành, tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD (gồm nguồn vốn trong nước kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc).

đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông - Sputnik Việt Nam
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chưa dùng đã xuống cấp: Chủ đầu tư lý giải

Dự án đã được đóng điện toàn hệ thống vào cuối tháng 7/2018. Từ 20/9/2018, dự án vận hành thử toàn bộ hạng mục (gồm đoàn tàu và 11 thiết bị liên quan) và khai thác thương mại sau khi chạy thử 3-6 tháng.

Cuối tháng 3/2019, Ban quản lý Dự án Đường sắt (Bộ GTVT) khẳng định hoàn thành tuyến Cát Linh - Hà Đông vào tháng 4. Đây là lần thứ 8 mốc kết thúc được đưa ra và kết quả vẫn như cũ.

Đến thời điểm này, tuyến đường sắt này vẫn chưa “chốt” và chưa ấn định được ngày đưa vào vận hành.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала