Hải quân Trung Quốc có thể hiện diện ở vùng vịnh Ba Tư

© REUTERS / Mohamed Nureldin AbdallahTàu chiến Trung Quốc
Tàu chiến Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trung Quốc đang cân nhắc điều hải quân hộ tống tàu hàng ở vùng vịnh Ba Tư theo đề xuất của Mỹ, theo tin của Reuters từ Đại sứ quán Trung Quốc tại UAE.

"Nếu xảy ra tình huống không an toàn, chúng tôi sẽ xem xét triển khai lực lượng hải quân hộ tống các tàu thương mại của mình. Chúng tôi đang nghiên cứu đề xuất của Mỹ về hoạt động hộ tống ở Vùng Vịnh", - đại sứ Trung Quốc tại Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Nghê Kiên tuyên bố.

Trung Quốc có quan hệ năng lượng chặt chẽ với Iran. Bắc Kinh cũng nhập khẩu khối lượng dầu đáng kể từ Ả Rập Saudi. Tháng trước, Hoa Kỳ đã đề xuất với Nhật Bản, mà an ninh năng lượng của nước này cũng phụ thuộc vào nguồn cung cấp đi qua Vịnh Ba Tư, để tham gia một liên minh an ninh quốc tế để đảm bảo an toàn hàng hải ở Vịnh Ba Tư.

Mới gần đây đã không có tin cho biết rõ liệu Bắc Kinh cũng nhận được một đề nghị tương tự từ Mỹ hay không. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi cuối tháng 6 đăng Twitter kêu gọi Trung Quốc, Nhật Bản và những quốc gia khác nên tự bảo vệ tàu dầu tại Vùng Vịnh, khu vực nằm trong phạm vi phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ đóng tại Bahrain. Thông tin từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Abu Dhabi là bằng chứng đầu tiên cho thấy rằng, Washington đã gửi lời đề nghị như vậy tới Bắc Kinh.

© AP Photo / Hasan JamaliCăn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Manama, Bahrain
Hải quân Trung Quốc có thể hiện diện ở vùng vịnh Ba Tư - Sputnik Việt Nam
Căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Manama, Bahrain

Hoa Kỳ đang vận động hành lang bằng mọi cách cho việc thành lập một liên minh quốc tế để đảm bảo an toàn hàng hải ở Vịnh Ba Tư, mà mối đe dọa được cho là đến từ Iran. Cho đến nay, chỉ có Anh - một đồng minh trung thành của Hoa Kỳ - đã chính thức tuyên bố sẽ tham gia vào nhiệm vụ bảo vệ các tàu buôn. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia từ những quốc gia khác nhau đã đánh giá khả năng thành lập một liên minh như vậy.

Iran - Sputnik Việt Nam
Hoa Kỳ có thể trừng phạt Trung Quốc do nhập dầu mỏ của Iran

Trong khi đó, nhà khoa học chính trị Oleg Matveychev, giáo sư tại trường Kinh tế Cao cấp của Nga, nói với Sputnik rằng, trong một số điều kiện nhất định, Trung Quốc có thể chấp nhận đề xuất của Mỹ để hộ tống các tàu thương mại của mình:

“Những lời nói về nguy cơ dường như đang đe dọa các tàu biển đi qua Vịnh Ba Tư là một vấn đề bị “thổi phồng”. Trump và Israel thổi phồng vấn đề này để tăng áp lực với Iran, để một lần nữa nói về các biện pháp trừng phạt, để đàm phán về thỏa thuận hạt nhân trên điều kiện khác, để công bố những hạn chế mới đối với Iran, họ cố gắng bóp nghẹt kinh tế Iran trong nhiều năm liền. Trong khuôn khổ chiến dịch chung, họ thực hiện những hành động khiêu khích, đưa ra những tuyên bố cáo buộc Iran về tình hình nguy hiểm ở Vịnh Ba Tư vì có ai đó bị bắt ở vùng biển này”.

Một trong những thí dụ gần đây nhất là đề xuất của Mỹ để Trung Quốc hộ tống các tàu thương mại của mình. Nhân tiện, Trung Quốc có thể phản ứng tích cực với đề xuất hộ tống các tàu thương mại. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Bắc Kinh có thể nói: tại sao không, chúng tôi sẽ điều các tàu chiến vào vùng này để phô trương sức mạnh và bảo đảm sự hiện diện của Trung Quốc ở các khu vực khác nhau, đồng thời sẽ giúp Iran. Trung Quốc có thể tận dụng tính toán sai lầm của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và đưa tàu chiến vào Vịnh Ba Tư. Điều đáng lưu ý, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Iran, vì thế Tehran không có ý định tạo ra vấn đề cho các tàu thương mại Trung Quốc.

© AFP 2023 / Henghameh FahimiTàu chở dầu của Iran ở Eo biển Hormuz
Hải quân Trung Quốc có thể hiện diện ở vùng vịnh Ba Tư - Sputnik Việt Nam
Tàu chở dầu của Iran ở Eo biển Hormuz

Liệu hiện nay ở Vịnh Ba Tư có mối nguy cơ đe dọa các tàu chở dầu của Trung Quốc? Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, bà Chen Xiaoqin, giáo sư tại Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc trả lời câu hỏi này.

“Vịnh Ba Tư là một khu vực rất bất ổn, nơi thường xuyên xảy ra những xung đột vũ trang. Đặc biệt là bây giờ, khi có mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Mỹ và Iran. Một ví dụ là vụ tấn công có sử dụng chất nổ, gây thiệt hại cho tàu chở dầu ở Vịnh Ba Tư. Tất cả điều này có thể tạo ra mối đe dọa nhất định đối với các tàu chở dầu Trung Quốc đi qua Vùng Vịnh, có nguy cơ bị tấn công".

Một tàu chở dầu gặp nạn ở vịnh Oman  - Sputnik Việt Nam
Trừng phạt hay chiến tranh? Tàu chở dầu bị tấn công đẩy mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đến giới hạn

Nguy cơ đe dọa các tàu thương mại Trung Quốc ở Vịnh Ba Tư xuất phát từ bên nào?

“Thật khó để nói bên nào có thể làm như vậy. Từ quan điểm “xung đột lợi ích”, rõ ràng là trong trường hợp khẩn cấp, nếu bùng phát xung đột, tuyến hàng hải này bảo đảm cung cấp dầu có ý nghĩa rất quan trọng. Trong vấn đề này phải biết Trung Quốc có xung đột lợi ích với bên nào. Và nếu xung đột phát sinh, nguồn cung dầu trở thành một vấn đề tương đối lớn đối với Trung Quốc, bởi vì nếu tuyến hàng hải cung cấp dầu mỏ bị chặn, điều đó sẽ là rất nguy hiểm đối với Trung Quốc”.

Việc các tàu chiến Trung Quốc hộ tống các tàu buôn của mình là quan trọng để bảo vệ lợi ích kinh tế của Trung Quốc hay để Bắc Kinh có thể hiện diện tại điểm nóng này?

“Vì Trung Quốc nhập khẩu dầu mỏ từ Trung Đông, nên cần phải đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển dầu. Nếu an ninh không được đảm bảo, thì sớm hay muộn sẽ xuất hiện nguy cơ lớn đe dọa việc nhập khẩu dầu. Chúng tôi sử dụng tuyến hàng hải này, cho nên chúng tôi cần phải hộ tống các tàu buôn Trung Quốc để đảm bảo an toàn tùy theo khả năng của chúng tôi. Bảo đảm an toàn có nghĩa là đảm bảo lợi ích thương mại. Trong khi đó, vấn đề dầu mỏ không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế mà cả lợi ích chính trị, quân sự và chiến lược. Ngoài ra, việc tàu chiến Trung Quốc hộ tống tàu buôn Trung Quốc là một bước đi quan trọng. Có chú ý đến những cuộc xung đột và tấn công khủng bố trong khu vực, Trung Quốc nên sử dụng cơ hội này và cố gắng làm mọi thứ có thể để đảm bảo an toàn cho những tuyến hàng hải vận chuyển dầu mỏ quốc tế”.

© REUTERS / Stringer Chiến binh Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc có thể hiện diện ở vùng vịnh Ba Tư - Sputnik Việt Nam
Chiến binh Trung Quốc

Nhờ căn cứ hậu cần ở Djibouti, Trung Quốc có thể tham gia vào các nhiệm vụ hộ tống ở Vịnh Aden và ngoài khơi Somalia trong cuộc chiến chống cướp biển. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã giao nhiệm vụ này cho Trung Quốc. Trong khi đó, Hạm đội 5 Mỹ đóng tại nước láng giềng Bahrain. Trong bối cảnh cuộc đối đầu chính trị - quân sự toàn cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, phải làm thế nào để những tàu chiến của hai quốc gia này có thể cùng lúc hiện diện ở Vịnh Ba Tư trong trường hợp bất khả kháng? Đây là câu hỏi chính mà chưa có câu trả lời rõ ràng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала