Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam đã có chiến lược thông minh chống lại Trung Quốc trên Biển Đông

© AFP 2023 / Ted AljibeBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam rất thông minh trong chiến lược ngoại giao. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, chính Nga sẽ sẽ giúp Hà Nội “thay đổi cuộc chơi” với Trung Quốc trên Biển Đông. Philippines cũng nên học hỏi.

Trung Quốc hành xử ngang ngược trên Biển Đông

“Việt Nam hiện đang có một chiến lược thông minh để ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông: Đó chính là hợp tác với một cường quốc mà Bắc Kinh không đủ khả năng đối kháng trong những ngày này: Liên Bang Nga”, Giáo sư Panos Mourdoukoutas, trưởng khoa Kinh tế Đại học LIU Post, New York, Mỹ trong bài viết đăng tải trên Forbes ngày 7/8 nhận định.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của các phóng viên về những vấn đề được dư luận quan tâm.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

Trung Quốc vẫn luôn coi Biển Đông là vùng biển riêng, sân nhà của mình và họ đã làm mọi cách để bảo vệ sứ mệnh này. Giống như việc xây dựng các đảo nhân tạo, vi phạm các phán quyết của tòa án quốc tế - bao gồm cả phán quyết PCA năm 2016 trong vụ Philippines kiện nước này. Và lối hành xử chẳng đẹp đẽ gì được duy trì suốt nhiều thập kỷ qua chính là đưa tau bè đến đe dọa các nước láng giềng ở vùng biển tranh chấp.

Đây chính là chiến thuật bắp cải của Trung Quốc. Còn nhớ, hồi năm 2013, tướng quân đội nước này là Trương Triệu Trung từng nhắc đến chiến thuật tinh vi mà Bắc Kinh sử dụng ở các vùng biển tranh chấp. Họ triển khai hàng loạt tàu, giống như bắp cải với nhiều lớp khác nhau từ tàu cá, dân quân biển, tàu ngư chính, hải giám, cảnh sát biển đến tàu chiến hàng đầu của Hải quân Trung Quốc.

NYT từng nhận định, hàng lớp tàu bủa vây bãi cạn hay đảo chìm trên bán kính rất rộng nhằm ngăn chặn tạu của các nước có tuyên bố chủ quyền khác. Đáng sợ hơn, với chiến thuật này, Bắc Kinh sẽ cắt đứt được liên lạc, đường tiếp tế nhu yếu phẩm cho binh lính trên đảo của các quốc gia.

Vị tướng Trung Quốc từng thẳng thừng tuyên bố:

“Đối với những hòn đảo nhỏ, chỉ vài binh lính đồn trú, nếu ta áp dụng chiến thuật bắp cải, các nước sẽ không thể tiếp tế lương thực thực phẩm, nước uống. Nếu không có nhu yếu phẩm chỉ trong một hai tuần, binh lính sẽ không chịu nổi và rời đảo”.

Chiến lược thông minh của Việt Nam chống lại Trung Quốc trên Biển Đông

Trong khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chưa sẵn sàng ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh, thì Việt Nam lại có chiến lược hoàn toàn khác, thống nhất, cương quyết và cứng rắn hơn.

“Cho đến nay, Việt Nam luôn cố gắng kiềm chế Trung Quốc một cách dũng cảm, triển khai lực lượng của mình để đối đầu với các tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của họ”, Giáo sư Panos Mourdoukoutas khẳng định.

 Tàu sân bay Ronald Reagan  - Sputnik Việt Nam
Mỹ điều tàu chiến, quyết không để Trung Quốc “tự tung tự tác” ở Biển Đông

Thêm vào đó, Hội Hà Nội đã và đang thúc đẩy các bên xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), tài liệu nhằm hạn chế hoạt động ngang ngược mà Trung Quốc đang tiến hành trên Biển Đông bao gồm việc ngó lơ luật pháp quốc tế để xây dựng các đảo nhân tạo, phong tỏa, triển khai vũ khí tấn công như tên lửa, máy bay và nhiều trang thiết bị quân sự khác, đồng thời đe dọa thiết lập Vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc khởi xướng năm 2013.

Và có những nỗ lực của Việt Nam trong công tác triển khai các cụm công trình kỹ thuật khai thác dầu mỏ thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Hà Nội (EEZ) trên Biển Đông ngay ở lằn ranh các khu vực trên biển được Trung Quốc tự phân định bằng đường chín đoạn. Đây vốn là “âm mưu, thủ đoạn” của Bắc Kinh khi vạch một đường biên giới mơ hồ, trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển.

Thời gian đầu, khó khăn mà Hà Nội gặp phải chính là họ đã chọn những đối tác chưa đủ mạnh để “răn đe” Trung Quốc khi tiến hành khai thác dầu khí trên Biển Đông, ví dụ như công ty dầu mỏ Ấn Độ ONGC Videshand hay Repsol của Tây Ban Nha. Cả hai công ty đã phải từ bỏ hợp tác với Việt Nam vì áp lực từ Bắc Kinh.

Giờ đây, theo thông tin từ một bài báo gần đây được đăng trên trang Chính sách đối ngoại của tác giả Bennett Murray cho biết:

“Việt Nam đang bắt đầu kiềm chế Bắc Kinh bằng lựa chọn hợp tác với gã khổng lồ dầu mỏ Rosneft của Nga”.

Lần này, Việt Nam đã vô cùng khôn ngoan khi chọn đối tác “khó chơi” hơn nhiều, tầm ảnh hưởng lớn: Rosneft, với cổ đông chính là chính phủ Nga, Murray khẳng định.

Gazprom cũng  đang hiện diện gần khu vực này. Giống như Zarubezhneft, một công ty sở hữu hoàn toàn vốn nhà nước Nga được thành lập vào năm 1967 với liên doanh Vietsovpetro thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là thách thức không nhỏ với Trung Quốc.

Sự hiện diện của Nga ở vùng biển tranh chấp có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi của Việt Nam. Sẽ vô cùng khó khăn để Bắc Kinh đối đầu với hải quân Nga, sẵn sàng bảo vệ lợi ích của Moskva trong khu vực. Và điều này sẽ làm giảm tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, đồng thời gìn giữ hòa bình trong khu vực.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Federica Mogherini - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thẳng thắn bàn chuyện Biển Đông với đại diện cấp cao Liên minh châu Âu

Giáo sư Panos Mourdoukoutas thẳng thắn nhận định: “Có lẽ Philippines nên học hỏi Việt Nam trong việc phát triển chiến lược của riêng mình để ngăn chặn Trung Quốc”.

Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông

Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei; các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала