Kết quả cuộc đàm phán Trung-Ấn ở Bắc Kinh cho thấy rõ điều đó. Vấn đề Kashmir nên được giải quyết từng bước, chuyên gia Yu Lungyu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ của Đại học Thâm Quyến (Trung Quốc) lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Tuy nhiên, ông gọi hành động của Ấn Độ là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Ấn Độ được thực hiện theo kế hoạch, đây không phải là một trường hợp khẩn cấp. Quyết định của New Delhi hủy bỏ quy chế đặc biệt cho Kashmir động chạm lợi ích không chỉ của Pakistan, mà cả Trung Quốc. Trong khi đó, thời gian thực hiện chuyến thăm không được sửa đổi. Xét theo các báo cáo chính thức của phía Trung Quốc, cũng như của các phương tiện truyền thông Ấn Độ, vấn đề Kashmir không phải là chủ đề chính tại cuộc đàm phán. Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đã thu hút sự chú ý đến tuyên bố của Bộ trưởng Ấn Độ rằng, quan hệ Trung-Ấn nên trở thành yếu tố ổn định vào thời điểm khi thế giới đang phải đối mặt với tình huống bất ổn. Về phần mình, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) trích dẫn lời tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar rằng, Trung Quốc và Ấn Độ “nên tôn trọng nhau và chú ý đến các vấn đề chính của nhau”, nên đẩy mạnh quan hệ để giải quyết đúng đắn sự khác biệt trên cơ sở “sự đồng thuận giữa lãnh đạo hai nước”.
Bộ trưởng Vương Nghị lưu ý rằng, "Trung Quốc rất lo ngại về tình hình ở Kashmir và sự gia tăng của cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan". Quyết định của Ấn Độ sửa đổi hiến pháp sẽ làm thay đổi hiện trạng của Jammu và Kashmir và sẽ gây ra căng thẳng trong khu vực. Đồng thời, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, các biện pháp của phía Ấn Độ sẽ không gây ảnh hưởng đối với phía Trung Quốc và sẽ không làm thay đổi việc thực thi chủ quyền của Trung Quốc đối với lãnh thổ này.
“Tôi đồng ý với lập trường của Bộ trưởng Vương Nghị và chia sẻ quan điểm của các nhà quan sát. Theo tôi, quan điểm của các chuyên gia là khá thực tế và cho thấy sự hiểu biết tốt về chủ đề này. Các vấn đề của Kashmir và biên giới Trung-Ấn là những vấn đề cũ do “lịch sử để lại”, chúng cần được giải quyết dần dần trong quá trình lịch sử. Theo kết quả của nhiều cuộc tham vấn, Trung Quốc và Ấn Độ đã tìm ra cách và phương thức giải quyết từng bước tranh chấp biên giới. Do đó, theo tôi, hành vi như vậy của Ấn Độ (hủy bỏ quy chế đặc biệt cho Kashmir) hoàn toàn không thể chấp nhận được trước thềm lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Cách tiếp cận như vậy của Ấn Độ không phục vụ lợi ích cơ bản của nhân dân Ấn Độ. Các cơ quan của đất nước này đánh giá chưa đúng và chưa đầy đủ cả sức mạnh của họ và sức mạnh của Trung Quốc. Họ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề này và tầm quan trọng địa chính trị của mối quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Sự gắn kết của Trung Quốc và Ấn Độ có thể có tác dụng to lớn, có thể mang lại lợi ích đáng kể cho Ấn Độ. Các cơ quan liên quan ở Ấn Độ phải hiểu sự thật này. Bộ trưởng Vương Nghị đưa ra tuyên bố rất chân thành về vấn đề này, thể hiện thái độ thân thiện của Trung Quốc, cho thấy rằng, Trung Quốc không chỉ là người bạn của Ấn Độ, mà còn là một đối tác trung thành, và lập trường của Trung Quốc thực sự quan trọng đối với New Delhi”.
Thời báo The Economic Times cho rằng, mối quan ngại lâu dài của Ấn Độ về thâm hụt thương mại với Trung Quốc sẽ là một trong những chủ đề tại cuộc đàm phán ở Bắc Kinh. Tờ báo lưu ý rằng, các đại diện chính thức của Trung Quốc đang đàm phán với các đối tác Ấn Độ về việc tăng nhập khẩu từ Ấn Độ dược phẩm và công nghệ thông tin, cũng như các sản phẩm nông nghiệp. Phía Ấn Độ đang tìm kiếm những nhà đầu tư lớn ở Trung Quốc để thực hiện dự án quy mô của Narendra Modi “Make in India”.
Trong bài báo về chủ đề này, trang News18 của Ấn Độ lưu ý rằng, vào ngày thứ Hai, Trung Quốc đã đề xuất mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, du lịch và thương mại xuyên biên giới để đạt được sự cân bằng trong một mối quan hệ thương mại song phương.
Chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ là chuyến thăm đầu tiên của một quan chức cấp bậc này sau khi ông Modi tái đắc cử Thủ tướng nhiệm kỳ hai vào tháng 5 năm nay. Từ năm 2009 đến năm 2013, ông Subrahmaniyam Jaishankar từng là Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc. Tại cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn, ông đã bày tỏ niềm vui về cơ hội đến thăm Trung Quốc, và lưu ý rằng ông có ký ức ấm áp về những năm làm việc ở Trung Quốc.