Theo lời ông, công việc liên ngành với các đề xuất theo chủ đề này hiện đang tiếp nối, nhưng đất nước đã sẵn có mọi nền tảng cần thiết trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự.
"Nếu cần Nga sẽ nhanh chóng đưa ra câu trả lời đích đáng “cho bất kỳ mối đe dọa nào gắn với những vụ thử tên lửa và với khả năng triển khai tên lửa ở nhiều khu vực khác nhau”, - Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói thêm.
Ông Grushko cũng nhấn mạnh rằng an ninh của đất nước Nga sẽ được bảo vệ một cách vững chắc. Đồng thời, Matxcơva không định là bên đầu tiên triển khai tên lửa tầm trung và sẽ chỉ làm như vậy khi các quốc gia khác triển khai vũ khí tương tự.
Trước đó, có thông báo rằng Hoa Kỳ dự kiến đưa vào sử dụng các tên lửa đạn đạo siêu thanh có độ chính xác cao, vốn bị cấm theo Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) vào đầu những năm 2020.
Hôm 18 tháng 8, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã tiến hành những cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình từ căn cứ mặt đất trên đảo San Nicholas ngoài khơi bờ biển California, lẽ ra bị cấm theo Hiệp ước INF nếu như văn kiện duy trì hiệu lực vào thời điểm đó. Đạn đã bay vượt qua hơn 500 km và bắn trúng mục tiêu. Điện Kremlin sau đó tuyên bố sẽ có lời đáp trả cho cuộc thử nghiệm.