Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Thi hài về tới quê nhà
Sự kiện liên quan đến Việt Nam được thảo luận nhiều nhất trên báo chí nước ngoài là việc thi hài nạn nhân trong vụ xe tải ở Essex (Anh) đã về tới Việt Nam. 16 trong tổng số 39 thi thể đã đến Hà Nội, hai mươi ba thi hài còn lại sẽ được hồi hương trong những ngày tới, theo The Guardian. Các thi hài đã về đến sân bay Nội Bài ở Hà Nội vào thứ Tư, và đại diện các địa phương có người bị nạn là Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình đã tiếp nhận và đưa 16 nạn nhân về địa phương để bàn giao cho gia đình. Các gia đình ở Hải Phòng, Hải Dương và Huế vẫn đang chờ đợi thi hài con.
Học thuyết quân sự Việt Nam phải gọi là “bốn không”
Tờ The Diplomat có bài viết về Sách Trắng Quốc Phòng Việt Nam năm 2019 được công bố vào ngày 25/11, văn kiện đầu tiên về nội dung này trong 10 năm qua. Trong những năm gần đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trở thành một trong những đội quân hùng mạnh nhất Đông Nam Á. Ngân sách quân sự của Hà Nội chiếm hơn 2% tổng sản phẩm nội địa (GDP), và Việt Nam vẫn là một trong những nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Hà Nội bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào việc củng cố lực lượng hải quân và không quân, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc phòng để có thể đương đầu với những thách thức khác nhau, tờ báo lưu ý.
Sách Trắng xác nhận các nguyên tắc cơ bản trong chính sách quốc phòng của Việt Nam, bao gồm tính tôn trọng lẫn nhau, giữ gìn độc lập, chủ quyền, sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, và duy trì truyền thống của “Ba không”, mặc dù khái niệm về việc cấm đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế đã được hiểu như là thêm một “không”. Mặc dù Trung Quốc không được nêu tên trực tiếp trong Sách Trắng, nhưng, nội dung của văn kiện này cho thấy rõ rằng, Việt Nam có thái độ rất nghiêm túc tới các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Việt Nam sẽ đi vào lịch sử nếu trong năm 2021 sẽ bầu bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm, làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, theo East Asia Forum. Đặc biệt là ở Việt Nam có “tiền lệ” cho sự lựa chọn như vậy: hai vị tổng bí thư cũng đã từng giữ chức chủ tịch Quốc hội trước khi lên vị trí cao nhất trong đảng. Việc đề cử bà Nguyễn Thị Kim Ngân lên một vị trí lãnh đạo cao như vậy sẽ khuyến khích phụ nữ Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến hoạt động chính trị, tờ báo viết.
Thành tựu và thách thức của ngành nông nghiệp Việt Nam
Vietnam Briefing cho biết rằng, từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, Việt Nam sẽ tăng mức lương tối thiểu khoảng 5,7%. Theo kết quả các cuộc khảo sát, mức lương ở Việt Nam đang tăng nhanh hơn so với các nước châu Á khác, nhưng vẫn còn thấp. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tuyên bố rằng, mức lương tối thiểu chỉ đáp ứng trên 95% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
East Asia Forum phân tích lịch sử, hiện trạng và triển vọng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam. Năm 2018, ngành nông nghiệp nước này có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây - 3,76%. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu cho Việt Nam lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất. Tác giả bài báo nhắc nhở về tình trạng thiếu lương thực và nạn đói vào những năm 1980, phân tích chính sách của những năm 1990 nhằm tạo ra các hệ thống độc canh. Việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón vô cơ trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long đã dẫn đến ô nhiễm nước và môi trường đất. Ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu, cà phê gây ra nạn phá rừng trên diện rộng và cạn kiệt nguồn nước ngầm ở Tây Nguyên. Việc mở rộng nuôi tôm dọc bờ biển Việt Nam dẫn đến việc phá hủy nghiêm trọng rừng ngập mặn và hệ sinh thái, tác giả ghi chú. Một động lực mạnh mẽ là phát triển nông nghiệp trong hội nhập quốc tế. Nhưng, tốc độ tăng trưởng cao của ngành nông nghiệp dẫn đến việc sử dụng tài nguyên không hiệu quả, giảm phúc lợi của nông dân, cũng như chất lượng thấp của các sản phẩm nông nghiệp và mất an ninh lương thực. Người hưởng lợi lớn nhất từ sự phát triển của ngành này không phải là nông dân hay người tiêu dùng trong nước, mà là người tiêu dùng nước ngoài và các tập đoàn nông nghiệp đa quốc gia được hưởng lợi từ chi phí lao động thấp và quy chuẩn môi trường tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Tương lai của ngành nông nghiệp Việt Nam phụ thuộc vào cải cách hành chính trong ngành.
Và REGNUM cho biết rằng, các chuyên gia Việt Nam đã phát triển dự án tàu ngầm siêu nhỏ với lượng giãn nước không quá 100 tấn, mà thủy quân lục chiến Việt Nam có thể sử dụng trong các chiến dịch ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Có khả năng, cơ sở của dự án này là tàu ngầm siêu nhỏ Yugo của Triều Tiên mà Việt Nam đã nhận từ CHDCND Triều Tiên vào năm 1997.
Vận động viên trẻ luyện tập trên những mặt sân tự chế
Theo truyền thống, chúng tôi khép lại mục điểm báo với thông tin về thể thao. Tại SEA Games năm 2019 ở Philippines lần đầu tiên có môn Trượt Ván, nhưng, các vận động viên trẻ của Việt Nam có vấn đề với những sân tập, theo INQUIRER. Đại diện cho Việt Nam trong bộ môn trượt ván có ba vận động viên. Tất nhiên, họ quyết tâm giành chiến thắng, nhưng, họ sẽ phải đọ sức với những vận động viên trượt ván từ Indonesia, Philippines và Thái Lan, những nước vượt trước Việt Nam nhiều năm về chất lượng cơ sở luyện tập. Vấn đề lớn nhất là ở Việt Nam không có công viên trượt ván, và các vận động viên trẻ phải đi công viên Lenin, những vườn hoa để tập trượt, ở các khu vực công cộng này có rất nhiều trẻ em và khách du lịch, và các vận động viên thường bị cảnh sát đuổi. Nhưng, đội tuyển trượt ván của Việt Nam có tinh thần thi đấu quả cảm và hy vọng giành được huy chương vàng Sea Games.