Nhận hối lộ 3 triệu USD, liệu ông Nguyễn Bắc Son có bị tử hình?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử.
Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan vụ án Mobifone mua AVG, với số tiền 3 triệu USD bị cáo Nguyễn Bắc Son đã nhận từ ông Phạm Nhật Vũ, cựu Bộ trưởng sẽ phải đối diện mức án cao nhất là tử hình theo điều 354 Bộ luật Hình sự.

Số phận pháp lý của cựu lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ ra sao?

Ông Nguyễn Bắc Son cãi rồi lại nhận đã ăn hối lộ 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ

Ngày 19.12, TAND TP.Hà Nội tạm dừng phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Mobifone mua 95% cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG liên quan hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ.

Trước đó, trong phiên xử chiều ngày 18.12, ông Nguyễn Bắc Son đã đề nghị HĐXX cho phép gặp gia đình để động viên sớm tìm cách khắc phục hậu quả và luật sư để thông báo không cần bào chữa cho ông về tội “nhận hối lộ”.

“Tôi xin có ý kiến, xin HĐXX cho phép tôi được gặp gia đình và luật sư để sớm khắc phục hậu quả. Tội danh tôi đã nhận nên luật sư không cần bào chữa về tội danh nữa”, ông Nguyễn Bắc Son nói.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Ông Nguyễn Bắc Son khai làm theo chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
Theo cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, bị cáo Phạm Nhật Vũ đã hối lộ cho Nguyễn Bắc Son số tiền 3 triệu USD sau khi thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG thành công. Chính bản thân ông Nguyễn Bắc Son khai nhận với cơ quan điều tra rằng, Phạm Nhật Vũ đã đến nhà riêng của ông Son tại phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để đưa cho ông 3 triệu USD, khoảng 66,5 tỷ.

Tuy nhiên, tại phiên xử sáng ngày 17.12, bị cáo Nguyễn Bắc Son bất ngờ phản cung, thay đổi lời khai và phủ nhận việc “ăn hối lộ” 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ cũng như hàng trăm ngàn USD từ cựu Chủ tịch Mobifone Lê Nam Trà hay cựu Tổng Giám đốc Mobifone Cao Duy Hải. Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, ông Son khai nhận khi bị bắt rằng đã được Cao Duy Hải “biếu” 200 triệu đồng dịp 30.4.2015 và ông Lê Nam Trà đưa cho 200.000 USD dịp Tết âm lịch năm 2016.

 “Tại cơ quan điều tra, lúc đó do sức khoẻ tôi rất yếu. Tôi đã ngất hai lần tại bàn làm việc của cơ quan điều tra. Lần thứ nhất tôi ngất đi ba ngày, lần thứ hai tôi ngất, và tỉnh dậy sau hai ngày. Tình trạng sức khỏe của tôi yếu mà lúc đó cơ quan điều tra yêu cầu làm việc liên tục trong suốt thời điểm bắt cho đến ngày tôi khai nhận”, ông Nguyễn Bắc Son khai trước HĐXX và chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Xuân Thu.

Phủ nhận toàn bộ tội danh “nhận hối lộ” khi đó, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son viện dẫn lý do quen thuộc của các bị cáo khi đứng trước vành móng ngựa “vì sức khỏe yếu, tinh thần hoảng loạn” nên mới khai với “các anh công an” tại cơ quan điều tra sau khi bị bắt là nhận 3 triệu USD từ Phạm Nhật Vũ và hàng trăm triệu đồng từ hai cựu lãnh đạo của Mobifone.

“Vì lý do tôi phải giữ lại mạng sống của mình, các anh tại Cơ quan điều tra có nói quân của anh đã khai hết rồi, anh không thể không khai nhận được. Tôi phải duy trì sức khỏe, nếu ngất lần thứ 3 nữa chắc sẽ chết nên tôi đã khai việc đó. Lúc đầu, tôi không khai 3 triệu USD mà khai nhận với số lượng khác, là tiền mặt, nhưng sau đó cơ quan điều tra nói không được bởi không giống lời khai từ quân của anh. Sau đó, tôi xé bản khai viết lại bản khác, kể cả thư tôi viết cho vợ và con cũng là do vậy”, ông Son cho biết.

Ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)  - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG: Nộp lại gần 8.800 tỷ, ông Phạm Nhật Vũ được áp dụng triệt để tình tiết giảm nhẹ
Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, chỉ sau giờ HĐXX tạm dừng phiên tòa nghỉ trưa, buổi chiều 17.12, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son lại bất ngờ thừa nhận đã được Phạm Nhật Vũ chuyển cho 3 triệu USD. Lý giải về việc “phủ nhận rồi lại thừa nhận” chóng vánh này, ông Nguyễn Bắc Son phân trần, những ngày này tâm trạng rất căng thẳng, sức khỏe yếu nên buổi sáng có nội dung khai chưa đúng.

“Nhưng giờ bị cáo xác nhận lời khai tại cơ quan điều tra, nhưng xin thay đổi một nội dung. Đó là số tiền nhận từ Phạm Nhật Vũ, bị cáo không đưa cho con gái mà dùng chi tiêu cá nhân và sẽ hoàn trả vào thời gian gần nhất”, ông Son nói rõ ràng, rành mạch trước HĐXX và thừa nhận cả các khoản quà biếu 200.000 USD từ Lê Nam Trà hay 200 triệu đồng từ Cao Duy Hải.

Tuy nhiên, đến ngày 18.12, khi tiếp tục bị truy về khoản tiền 3 triệu USD đã nhận từ Phạm Nhật Vũ, ông Son vẫn một mực khăng khăng rằng bản thân không đưa cho con gái mình là bà Nguyễn Thị Thu Huyền nhưng cũng không nhớ đã chi tiêu vào việc gì.

Số phận pháp lý của ông Nguyễn Bắc Son sau khi thừa nhận ăn hối lộ

Trao đổi về vấn đề liên tục thay đổi lời khai cũng như số phận pháp lý của cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son sau khi đã thừa nhận ăn hối lộ 3 triệu USD từ cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ, trao đổi với VnExpress, luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho hay, trong quá trình tố tụng, bị cáo có thể khai nhiều lần dù là ở giai đoạn điều tra hay trực tiếp tại phiên tòa.

Quang cảnh phiên tòa sáng 18/12.  - Sputnik Việt Nam
Tranh nhau chối tội: Ai ép ai trong thương vụ Mobifone mua AVG?

Theo đó, sẽ có những lời khai có thể không giống với bản kết luận điều tra, hay cáo trạng của Viện Kiểm sát, thậm chí là mâu thuẫn. Vì thế, theo luật sư, việc thay đổi lời khai của cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son không vi phạm tố tụng.

Tuy nhiên, luật sư Vũ Quang Đức cũng nhấn mạnh, theo nguyên tắc tố tụng, nếu bị cáo có nhiều lời khai khác nhau, HĐXX có quyền chọn lời khai để làm chứng cứ, vậy nếu lời khai cuối cùng được xác nhận là không đúng sự thật, ông có thể bị mất tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo” và “ăn năn hối cải”.

Liên quan đến con gái của cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, bà Nguyễn Thị Thu Huyền dù có thừa nhận hay phủ nhận có được cha đẻ đưa cho 3 triệu USD hay không thì lúc này việc nộp số tiền sẽ khác nhau về bản chất. Luật sư Vũ Quang Đức đưa ra nhiều giả thiết.

“Giả thiết thứ nhất, ông Son giữ nguyên lời khai đã đưa tiền cho con gái và các cơ quan tố tụng chứng minh được điều này là đúng, kể cả cô này không thừa nhận, ông Son vẫn bị khép tội Nhận hối lộ. Theo điều 354 Bộ luật Hình sự, với số tiền 3 triệu USD, cựu bộ trưởng phải đối mặt mức án cao nhất là tử hình”, vị luật sư chia sẻ.

Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Thu Huyền cũng có thể sẽ phải đối mặt với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo điều 323 Bộ luật Hình sự 2015. Và khi đó, mức hình phạt cao nhất của tội này lên tới 15 năm tù nếu tài sản, tang vật phạm pháp trị giá một tỷ đồng trở lên.

Trong trường hợp con gái ông Nguyễn Bắc Son nhận tiền từ cha nhưng không nắm được nguồn gốc, thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng dù như vậy, bà Nguyễn Thị Thu Huyền vẫn phải nộp lại 3 triệu USD theo hình thức thu hồi.

Theo phân tích của luật sư, nếu cơ quan điều tra không thu đủ, con gái ông Son cũng phải nộp bù lại. Khi đó, việc này sẽ được xem xét là “nộp lại tài sản phạm tội mà có” chứ không phải “khắc phục hậu quả”. Nghĩa là, ông Nguyễn Bắc Son vẫn sẽ không được hưởng tình tiết giảm nhẹ do đã “khắc phục hậu quả” gây ra.

“Giả thiết thứ hai, ông Son thừa nhận hành vi nhận hối lộ 3 triệu USD song khai không đưa cho con gái mà bản thân tiêu gì cũng không nhớ, lại liên hệ gia đình khắc phục số tiền này thì “số phận pháp lý” lại theo hướng khác”, luật sư Vũ Quang Đức cho biết.

Khi đó, ông Son dùng tài sản riêng của gia đình để nộp lại và khoản này không liên quan đến tiền nhận hối lộ thì khi đó sẽ được coi là “khắc phục hậu quả”.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) trả lời các câu hỏi của Hội đồng xét xử. - Sputnik Việt Nam
Vụ Mobifone mua AVG: Ông Nguyễn Bắc Son phủ nhận đã ăn hối lộ 3 triệu USD

Theo luật sư của Đoàn Luật sư TP.HCM, tiền khắc phục hậu quả được nộp lại ở giai đoạn xét xử sơ thẩm, việc xem xét có giảm án tử hình có thể được ghi nhận ngay khi tòa tuyên án sơ thẩm. Còn nếu sau khi đã có án sơ thẩm, việc giảm án và xem xét các tình tiết giảm nhẹ sẽ chỉ được duyệt ở cấp phúc thẩm. Khi bản án phúc thẩm có hiệu lực, việc nộp tiền và xem xét giảm án, khoan hồng sẽ được thực hiện ở quá trình thi hành án.

Luật pháp Việt Nam quy định rất rõ ràng về tội danh “nhận hối lộ”. Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 nêu rõ, nếu người bị kết án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, “Nhận hối lộ” mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình.

Như vậy, trong đại án Mobifone mua AVG, hai cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị truy tố cả về hai tội “Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 220 Bộ Luật Hình sự và “Nhận hối lộ” theo điều 354 Bộ Luật Hình sự sẽ đối diện với khung hình phạt từ 20 năm tù, chung thân đến tử hình.

Cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ sẽ được khoan hồng?

Cựu Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ bị truy tố tội “Đưa hối lộ” theo điều 364 khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015 đối mặt với khung hình phạt từ 12-20 năm tù. Tuy nhiên, ông Vũ được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSND Tối cao) đề nghị áp dụng triệt để các tình tiết giảm nhẹ.

Cơ quan này cho biết, gần 8.800 tỷ đồng đã được ông Phạm Nhật Vũ nộp “khắc phục hậu quả” bao gồm cả thiệt hại trực tiếp do hành vi phạm tội của các cựu lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Mobifone gây nên. VKSND Tối cao nhận định rằng, ông Phạm Nhật Vũ “nhận thức rõ và ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội, tích cực khai báo và hợp tác” để làm rõ những hành vi sai trái, phạm tội của các bị can nhận hối lộ.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) khai báo trước tòa. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đưa ra xét xử đại án Mobifone mua 95% cổ phần AVG

Do đó, theo lập luận của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, ông Phạm Nhật Vũ “không phải chịu trách nhiệm chính về các hậu quả, thiệt hại của Mobifone do hành vi phạm tội vi phạm về đầu tư công của hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cùng đồng phạm gây nên”. Đặc biệt, trước khi khởi tố vụ án, ông Phạm Nhật Vũ còn “chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho Mobifone”.

Cựu Chủ tịch AVG còn có nhiều hoạt động từ thiện, được nhiều đoàn thể gửi đơn xin cho ông Phạm Nhật Vũ được hưởng khoan hồng, nên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng đề nghị HĐXX áp dụng triệt để các tình tiết giảm nhẹ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала