Chuyên gia: vòng đàm phán tiếp theo giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ khó khăn hơn rất nhiều

© REUTERS / Kevin LamarqueПрезидент США Дональд Трамп и президент Китая Си Цзиньпин на саммите G20 в Осаке, Япония
Президент США Дональд Трамп и президент Китая Си Цзиньпин на саммите G20 в Осаке, Япония - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạ đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 vào thứ Tư. Trung Quốc cam kết mua khối lượng đáng kể các sản phẩm của Mỹ, và Hoa Kỳ đồng ý không đánh thêm hàng Trung Quốc dự định áp thuế vào giữa tháng 12.

Đồng thời, Hoa Kỳ giữ nguyên thuế suất đánh vào hàng hóa của Bắc Kinh và hứa sẽ loại bỏ chúng chỉ sau khi đạt được thỏa thuận giai đoạn 2. Các chuyên gia lưu ý: tất cả các vấn đề khó khăn nhất giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị để lại cho giai đoạn 2, vì vậy các vòng đàm phán tiếp theo sẽ khó khăn hơn nhiều. 

Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Liệu thương chiến Trung-Mỹ đã kết thúc? Trong mọi trường hợp, Việt Nam được hưởng lợi

Sau khi ký kết thỏa thuận, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng, văn kiện này là cụ thể hơn và cứng rắn hơn so với thỏa thuận được chuẩn bị cho cuộc gặp tháng 5, nhưng đã không diễn ra. Một mặt, thỏa thuận này nêu rõ các bước đi mà Trung Quốc nên thực hiện để tăng tốc mở cửa thị trường vốn, kể cả cho các ngân hàng Hoa Kỳ. Tài liệu này cũng bao gồm các quy định chi tiết liên quan đến việc bảo vệ bằng sáng chế và cuộc chiến chống lại các sản phẩm giả. Có các con số cụ thể về khối lượng hàng hóa Mỹ mà Trung Quốc sẽ mua. Văn bản thỏa thuận cho thấy, mức tăng tổng cộng 200 tỷ USD trong 2 năm, bao gồm việc tăng mức bán hàng công nghiệp cho Trung Quốc thêm 77,7 tỷ USD. Trung Quốc cũng sẽ tăng mua các sản phẩm năng lượng của Mỹ thêm 52,4 tỷ USD, đồng thời tăng mua dịch vụ của Mỹ thêm 37,9 tỷ USD. Đồng thời, thuế suất 25% đánh vào 250 tỷ USD hàng hóa của Bắc Kinh vẫn được Mỹ giữ nguyên cho đến khi thỏa thuận giai đoạn 2 được ký kết, chỉ có thuế suất 15% trên 120 tỷ USD hàng Trung Quốc khác được giảm xuống phân nửa (7,5%). 

đô la và nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Mỹ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một

Vẫn chưa rõ khi nào sẽ bắt đầu cuộc đàm phán về thỏa thuận giai đoạn 2. Trước khi ký kết thỏa thuận, Washington đã tuyên bố, vòng đàm phán tiếp theo sẽ bắt đầu ngay sau khi ký kết thỏa thuận giai đoạn 1. Đồng thời, sau khi ký kết thỏa thuận này, đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã nói rằng, trước hết nên đánh giá mức độ thực hiện của Trung Quốc với các điều khoản trong thỏa thuận đã ký (và nó sẽ có hiệu lực sau một tháng), và chỉ sau đó có thể bắt đầu cuộc đàm phán về thỏa thuận giai đoạn 2. Như ông Lighthizer lưu ý, điều này có thể xảy ra không sớm hơn mùa xuân. Nhưng, trước đó Trump đã nhận xét rằng, không nên vội vàng với thỏa thuận cuối cùng để giải quyết tốt hơn các vấn đề, toàn bộ quá trình có thể được hoàn thành sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ.

Tất nhiên, thỏa thuận này chỉ là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Văn kiện này tập trung vào những vấn đề thương mại, còn tất cả những mâu thuẫn phức tạp nhất giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn chưa được giải quyết. Vì vậy các cuộc đàm phán giai đoạn 2 sẽ phức tạp hơn nhiều, - chuyên gia Gong Honglie tại Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) nói với Sputnik: 

Tên lửa tầm trung DF-17 - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia Mỹ về triển vọng mở rộng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc

“Tất nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên thuế suất đánh vào hàng hóa của chúng tôi. Tại buổi lễ ký kết thỏa thuận, Trump đã nói rằng, họ sẽ không dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Có nghĩa là Hoa Kỳ còn có nhiều vấn đề chưa  được giải quyết trong thỏa thuận giai đoạn 1. Ví dụ, vấn đề với mô hình kinh tế của Trung Quốc. Ý muốn của Hoa Kỳ về mặt cải tổ hệ thống kinh tế Trung Quốc và hệ thống kinh tế thực sự là sự khác nhau lớn. Vì thế, tôi nghĩ rằng, các cuộc đàm phán tiếp theo sẽ phức tạp hơn nhiều. Nếu nói về vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế Trung Quốc, chúng tôi không thể làm mọi thứ như Hoa Kỳ muốn. Không thể như vậy được. Đạt được thỏa thuận là một nhiệm vụ khó khăn mà Trung Quốc và Hoa Kỳ đang phải đối mặt. Washington đòi hỏi Bắc Kinh ngừng trợ giá cho các doanh nghiệp Trung Quốc, để giảm vai trò của các công ty nhà nước trong nền kinh tế, v.v. Mà đây là các vấn đề cấu trúc rất khó giải quyết. Trung Quốc đã thực hiện những nhượng bộ lớn, chẳng hạn, đã dỡ bỏ giới hạn về đầu tư nước ngoài ở mảng tài chính. Nhưng, cải cách cơ cấu là một thử thách lớn về sức mạnh, tất cả phụ thuộc vào sự khôn ngoan của các nhà đàm phán từ cả hai bên”, - chuyên gia Trung Quốc nói trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Bloomberg: Mỹ chuẩn bị đưa Trung Quốc ra khỏi danh sách quốc gia thao túng tiền tệ
Chuyên gia Gong Honglie lưu ý rằng, tất nhiên, thỏa thuận vừa được ký kết gieo thêm được niềm hy vọng. Chứng tỏ về điều đó là phản ứng của các thị trường chứng khoán toàn cầu đã đóng cửa phiên giao dịch với sự tăng trưởng đáng kể sau khi ký kết thỏa thuận Trung-Mỹ. Tuy nhiên, thỏa thuận giai đoạn 1 không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bất kỳ bên nào. Các đối thủ của Trump, kể cả nhà lập pháp Dân chủ Chuck Schumer, vốn dĩ từ lâu nay là một con diều hâu chống thương mại Trung Quốc, chỉ trích Tổng thống Mỹ vì ông đã hy sinh lợi ích của người lao động Mỹ để ký kết một thỏa thuận chính thức, và thỏa thuận chính thức giai đoạn 1 chỉ tập trung vào thương mại và không đề cập đến các vấn đề quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ-Trung. Đối với Trung Quốc, đây cũng không phải là một thỏa thuận lý tưởng, vì thuế quan của Mỹ vẫn còn hiệu lực. Và để hủy bỏ chúng, Trung Quốc nên thực hiện các cải cách cơ cấu, ví dụ, thay đổi mô hình kinh tế - vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế, kích thích hoạt động kinh doanh và sản xuất.

Liệu Trung Quốc sẵn sàng thực hiện bất kỳ thay đổi nào để Mỹ dỡ bỏ thuế quan? Liệu Mỹ sẵn sàng tiếp tục cuộc chiến thuế quan gây thiệt hại cho cả hai bên, bao gồm cả những người tiêu dùng Mỹ, để ép buộc Trung Quốc thực hiện cuộc cải cách kinh tế? Không thể đưa ra câu trả lời đơn giản cho những câu hỏi này. Ngay cả việc thực hiện thỏa thuận giai đoạn 1 thúc đẩy Trung Quốc mua một số lượng lớn hàng hóa và dịch vụ Mỹ, cũng khó có thể thực hiện được nếu nhà nước không can thiệp vào nền kinh tế. Trên thực tế, trong điều kiện hiện tại nảy ra câu hỏi: liệu Trung Quốc có thể mua 52,4 tỷ USD sản phẩm năng lượng Mỹ nếu trong năm 2017 chỉ mua được 8 tỷ USD? Tuy nhiên, theo tờ Global Times, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, vì thế, nhu cầu của Trung Quốc đang tăng lên, có nghĩa là tất cả các cam kết mua sắm đều tương ứng với tình hình thực tế. Và nếu mô hình phát triển hiện tại đang hoạt động hiệu quả, việc đưa ra những thay đổi vào mô hình này chưa chắc sẽ phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала